Bà Rịa – Vũng Tàu: Sẵn sàng hình thành Khu thương mại tự do Cái Mép Hạ

Hình thành Khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ nhằm tạo không gian đặc thù, tạo động lực thúc đẩy phát triển.

Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) có vị trí rất đặc biệt, hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu khí; khai thác cảng biển và vận tải biển; khai thác và chế biển hải sản; phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển.

Tạo động lực mới cho vùng Đông Nam Bộ

Với vị trí nằm trên trục đường xuyên Á, BR-VT có điều kiện phát triển giao thông đường bộ, đường không, đường thuỷ, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và thế giới. Là địa phương có hệ thống cảng nước sâu được xếp loại đặc biệt của quốc gia có thể tiếp nhận tàu container trọng tải 80.000 – 250.000 tấn hoặc lớn hơn, tỉnh BR-VT giữ vai trò cửa ngõ hướng ra biển của vùng Đông Nam Bộ.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẵn sàng hình thành Khu thương mại tự do Cái Mép Hạ - Ảnh 1.

Bà Rịa – Vũng Tàu với rất nhiều lợi thế, trong đó Cái Mép – Thị Vải là cụm cảng nước sâu đón được những tàu siêu lớn

Với việc đầu tư các dự án đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu, đường Vành đai 4 TP HCM, đường sắt Biên Hoà – Vũng Tàu, hệ thống giao thông liên cảng… sẽ hình thành hệ thống giao thông đa phương thức, kết nối liên hoàn, đồng bộ giữa hệ thống cảng – Trung tâm logistics Cái Mép Hạ – Cảng hàng không quốc tế Long Thành – Trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM, các trung tâm dịch vụ logistics, các khu công nghiệp, đô thị trong vùng Đông Nam Bộ. Đồng thời, kết nối vùng Đông Nam Bộ với các vùng khác trên cả nước, với các quốc gia trong hành lang kinh tế xuyên Á và với các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương cũng như toàn thế giới.

Vị trí địa lý và các tiềm năng của BR-VT được sự hỗ trợ của vùng Đông Nam Bộ, nơi đóng góp 32% GDP, 44,7% tổng thu ngân sách nhà nước, vùng sản xuất ra lượng hàng hóa lớn nhất cả nước…

Các yếu tố này chính là nguồn lực quan trọng và bền vững có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của tỉnh BR-VT. Đây cũng là lý do Bộ Chính trị thống nhất chủ trương chọn Cái Mép Hạ để thiết lập mô hình khu thương mại tự do để tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội không chỉ riêng tỉnh BR-VT mà toàn vùng Đông Nam Bộ như Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7-10-2022 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẵn sàng hình thành Khu thương mại tự do Cái Mép Hạ - Ảnh 2.

Tàu container từ thế giới liên tục trả hàng tại cụm Cái Mép – Thị Vải

Tại khu thương mại tự do Cái Mép Hạ sẽ hình thành trung tâm sản xuất và dịch vụ logistics hiện đại, bảo đảm thực hiện tất cả các dịch vụ thương mại quốc tế. Trong đó có sản xuất công nghệ cao, chế biến, sơ chế, phân loại, đóng gói, bảo quản, trưng bày giới thiệu sản phẩm, các dịch vụ thông quan, kiểm định hàng hóa tại chỗ cho hàng hóa xuất nhập khẩu.

Các thuận lợi về hoạt động hải quan cũng như các ưu đãi về thuế tại khu mậu dịch tự do sẽ tạo ra sức hút to lớn thu hút các nhà đầu tư tầm cỡ trong và ngoài nước. Đây là nền tảng để phát triển chuỗi cung ứng địa phương và mạng lưới các nhà cung cấp phụ trợ, tạo hiệu ứng lan tỏa về kinh tế.

Đã sẵn sàng

Trình bày tham luận tại tại Hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24 diễn ra tại BR-VT ngày 26-11, ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT, cho biết tỉnh đã sẵn sàng cho việc hình thành khu thương mại tự do Cái Mép Hạ.

Theo ông Nguyễn Văn Thọ, tỉnh BR-VT đã cập nhật chủ trương phát triển khu thương mại tự do vào quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; tổ chức lập quy hoạch trung tâm logistic Cái Mép Hạ với diện tích hơn 1.686 ha và lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để trình cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẵn sàng hình thành Khu thương mại tự do Cái Mép Hạ - Ảnh 3.

Tuyến đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải, nơi sẽ nối những nhịp cầu giữa 2 tỉnh BR-VT và Đồng Nai

Bên cạnh đó, BR-VT đã và đang triển khai đầu tư các công trình giao thông kết nối liên cảng và liên vùng; phối hợp với Trung ương và các địa phương trong vùng thúc đẩy triển khai các dự án giao thông kết nối vùng Đông Nam Bộ.

Đặc biệt là kết nối hệ thống cảng Thị Vải – Cái Mép với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, trung tâm tài chính quốc tế TP HCM, các trung tâm công nghiệp, đô thị trong vùng,

Để đẩy nhanh tiến độ hình thành khu thương mại tự do, BR-VT cũng đã đề ra những kế hoạch cụ thể, trong đó khẩn trương hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi Khu thương mại tự do.

Địa phương cũng xây dựng chiến lược thu hút các nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, năng lực quản lý.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẵn sàng hình thành Khu thương mại tự do Cái Mép Hạ - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT, trình bày tham luận tại Hội nghị

“Tỉnh BR-VT sẽ xây dựng hệ thống chính sách phát triển khu thương mại tự do đồng bộ, cạnh tranh và hiệu quả, đặt trong mối quan hệ tổng thể, bao gồm tạo công ăn việc làm, thu hút vốn FDI, thu hút ngoại tệ và tạo ra giá trị gia tăng cao.
Cụ thể như chính sách phát triển kinh tế – thuế quan cạnh tranh, chính sách ưu đãi về tài chính, chính sách về đất đai, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, chính sách về khoa học công nghệ, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu… “- ông Nguyễn Văn Thọ thông tin.

Theo lãnh đạo tỉnh BR-VT, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lý khu thương mại tự do bảo đảm yêu cầu tinh gọn, hiệu quả. Một trong nhiều yêu cầu đặt ra là học tập kinh nghiệm từ các mô hình quản lý khu thương mại tự do thế hệ mới; chú trọng các giải pháp quản lý, kiểm soát bằng hạ tầng số – công nghệ số…

Tối ưu hóa các quy trình thủ tục hành chính, thủ tục xuất nhập cảnh; lưu chuyển hàng hóa – dịch vụ; thanh toán – lưu thông tiền tệ trong khu thương mại tự do trên cơ sở các mô hình quản lý hiện đại… cũng là những yếu tố tỉnh đặt trọng tâm hoàn thiện.

Phát triển nhân lực chất lượng cao

Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT, cho biết địa phương đã chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng đất đai, cơ sở hạ tầng, điện, nước, giao thông… đảm bảo thực hiện các cam kết về tiến độ hình thành khu thương mại tự do, tạo được niềm tin ngay từ đầu cho các nhà đầu

Tỉnh xác định phát triển hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong khu thương mại tự do đảm bảo lộ trình, tiến độ cam kết. Cùng với đó, kết hợp đa dạng các nguồn vốn Trung ương và địa phương, hợp tác công tư, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ.

Địa phương cũng chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp hoạt động trong khu thương mại tự do.

Nguồn: Báo Người lao động

Liên quan bài viết

Bài tiếp

NÊN XEM