Cơ hội từ kết nối

Không gian kinh tế Pháp ngữ với dân số khoảng 1,2 tỷ người chiếm 16% GDP và 20% thương mại toàn cầu, điều này tạo nhiều dư địa để cộng đồng doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác một cách sâu rộng hơn nữa. 

Nhận định trên được đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế cấp cao Việt Nam – Pháp Ngữ với chủ đề: “Đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam đối với các doanh nghiệp trong không gian Pháp ngữ” do Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) phối hợp với Bộ Ngoại giao và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Diễn đàn Kinh tế cấp cao Việt Nam – Pháp Ngữ do Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) phối hợp với Bộ Ngoại giao và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Liên kết quan trọng

Hơn hai năm qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung sức của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, cũng như sự hỗ trợ quý báu của cộng đồng quốc tế, Việt Nam từng bước vượt qua nhiều khó khăn về kinh tế xã hội. Từ tháng 12/2021, Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19.

Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết, tăng cường kết nối các doanh nghiệp Pháp ngữ với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có ý nghĩa quan trọng vào thời điểm hiện nay, khi kinh tế thế giới đang trong thời kỳ hết sức khó khăn vì đại dịch COVID-19, cạnh tranh nước lớn, gay gắt xung đột cục bộ diễn ra ở một số nơi, biến đổi khí hậu gây ra tác động tiêu cực và khó lường,… Những thách thức này làm xói mòn thành quả mục tiêu phát triển bền vững, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phục hồi kinh tế toàn cầu và sự phát triển kinh tế xã hội của các nước.

Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế cấp cao Việt Nam – Pháp Ngữ.

Việt Nam nằm trong số ít các quốc gia nằm trong hầu hết các liên kết kinh tế quan trọng trong khu vực cũng như thế giới.“Nông nghiệp, năng lượng sạch, năng lượng bền vững, số hóa, chuyển đổi số, đây là những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế và có nhu cầu hợp tác quốc tế trong những năm tới” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh đồng thời cho biết, không gian kinh tế Pháp ngữ với dân số khoảng 1,2 tỷ người chiếm 16% GDP và 20% thương mại toàn cầu, có tiềm năng rất lớn và có nhiều dư địa để đẩy mạnh hợp tác một cách sâu rộng hơn nữa.

Kỳ vọng về cơ hội hợp tác

Cộng đồng pháp ngữ luôn dành sự ưu tiên và lắng nghe về các chiến lược phát triển nền kinh tế, à Louise Mushiwabo – Tổng thư ký Pháp ngữ cho biết, phát triển bền vững là xu hướng chung của quốc tế, là yếu tố không thể bỏ qua và cộng đồng pháp ngữ cùng các nước thành viên mong muốn sẽ cùng chung tay thúc đẩy lại sự phát triển lại nền kinh tế sau những tác động tiêu cực mà đại dịch COVID-19 đã gây ra. Đồng thời, cộng đồng Pháp ngữ xác định với Chính phủ Việt Nam 3 lĩnh vực hợp tác: nông nghiệp, năng lượng tái tạo và chuyển đổi số để cùng nhau vượt qua các thách thức, kết nối để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

“Chúng tôi luôn tìm kiếm những đối tác có chiến lược phát triển kinh tế tương đồng.Chúng tôi mong muốn nhận được nhiều sự hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam để đưa hai ngành café và cacao trở thành ngành mũi nhọn” -ông Charles MVE ELLA- Bộ trưởng Nông nghiệp và lương thực Gabon cho biết.

Hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp Pháp ngữ có rất nhiều dư địa để tăng trưởng, phát triển và định hình quan hệ tương lai.

Việt Nam từ quốc gia phải nhập lương thực, trong 30 năm qua đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu nông sản đứng thứ hai Đông Nam Á và lớn thứ 15 trên thế giới. Nông sản Việt Nam có mặt tại 196 quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam, chủ trương phát triển nông nghiệp hàng hóa hiện đại, thông minh, gắn với thị trường quốc tế.

Về năng lượng tái tạo, năng lượng bền vững, tại Hội nghị thượng đỉnh COP26, Thủ tướng chính phủ Việt Nam Phạm Minh chính đã công bố cam kết rất mạnh mẽ, là sẽ đạt mức phát thải ròng Việt Nam bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam dành ưu tiên cao cho các nỗ lực phát triển ngành năng lượng tái tạo theo hướng bền vững, với mục tiêu giữ vững an ninh năng lượng quốc gia và giảm phát thải khí nhà kính.

Theo thống kê của hội đồng phát triển kinh tế bền vững, thì kinh tế tuần hoàn tạo ra rất nhiều cơ hội về mặt kinh tế xã hội tạo ra rất nhiều mô hình kinh doanh mới, tạo công ăn việc làm từ nay đến năm 2030.

“Tôi tin tưởng rằng với sự năng động của doanh nghiệp, sự ủng hộ và quan tâm của Chính phủ trong không gian Pháp ngữ, quan hệ kinh tế thương mại giữa các quốc gia sẽ ngày càng đi vào chiều sâu trên cả bình diện song phương và đa phương”, Phó chủ tịch VCCI nói.

Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp

Liên quan bài viết

Bài tiếp

NÊN XEM