Đại dịch và những vấn đề toàn cầu: (Kỳ 1) Thách thức không riêng Việt Nam

Đại dịch Covid 19 là một sự kiện vô tiền khoáng hậu đưa đến những mối bận tâm và những biến đổi ở cấp độ thế giới mà không một quốc gia nào nằm ngoài vòng xoáy của cơn lốc này.

LTS: Đại dịch COVID-19 là một sự kiện đưa đến những mối bận tâm và những biến đổi ở cấp độ thế giới. Chính phủ và doanh nghiệp hãy sáng tạo để ra giải pháp và tiếp tục sống trong vấn đề đó. Việt Nam thấy gì  qua những biến đổi và những thách thức đối với quốc gia nhìn từ cuộc khủng hoảng toàn cầu này? 

Gần 90% doanh nghiệp Việt Nam bị tác động nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19 như mất cân bằng về dòng tiền, chuỗi cung ứng bị gián đoạn… Đvt: %, Nguồn: TBTC

Nhìn nhận cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra cho các quốc gia toàn cầu, điều đầu tiên dễ nhận thấy là câu chuyện về ảnh hưởng của sự phân hóa giàu nghèo.

Phân hóa giàu nghèo

Những người mất việc làm đầu tiên trong đại dịch là những người có công việc bấp bênh nhất. Một ví dụ điển hình tại Pháp, ngay những tháng đầu của đại dịch, 54% công nhân và 35% nhân viên phải thất nghiệp tạm thời (nguồn Viện thống kê Pháp – INSEE 2020).

Vì vậy ngoài những biện pháp giảm chênh lệch giàu nghèo đã được nhiều chính phủ các nước thực hiện (chủ yếu qua công cụ thuế), thì các hỗ trợ tức thời tập trung vào tầng lớp yếu thế nhất của xã hội là biện pháp được đẩy mạnh bởi các chính phủ. Việt Nam là đất nước mà sự phân hóa giàu nghèo với tầng lớp trung bình dưới áp đảo, Chính phủ cần thực hiện chính sách phân chia đồng đều nguồn lực về y tế giữa các tỉnh thành phố vùng miền để sẵn sàng cho một cuộc ứng phó trên diện rộng của đại dịch.

Phát triển khả năng thiết kế các sản phẩm bảo hiểm cho mọi tầng lớp – quỹ rủi ro toàn xã hội – với mức đóng góp cần xác định, xây dựng mô hình lượng hóa các rủi ro ở diện rộng như đại dịch, cũng là một hành động có thể triển khai ngay trong và sau đại dịch.

Giải quyết vấn đề nợ quốc gia

COVID-19 khiến hoạt động kinh tế của các quốc gia bị ngưng trệ, mức thu ngân sách giảm trong khi phải liên tiếp đưa ra các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp với giá trị lớn là nguyên nhân khiến nợ công của nhiều nước tăng cao.

Đại dịch mang đến một thông điệp: lời cảnh tỉnh khẩn cấp rằng các nước phải thay đổi các con đường đã đi xây dựng trên cơ sở nhiều sự phá vỡ những cân bằng về tự nhiên.

Chính sách giãn cách toàn xã hội, vì sức khỏe người dân “bằng mọi giá” của tổng thống Pháp được đánh đổi – 10% GDP năm 2020 và nợ công tăng 20%. Không chỉ Châu Âu, hay Mỹ, các nước phát triển Châu Á cũng lâm vào tình cảnh tương tự.

Tại Việt Nam, bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021 được dự kiến khoảng 4% GDP, dự kiến nợ công đến hết năm 2021 tăng 5% so với 2020. Không ngoại lệ, chính phủ sẽ phải chi nhiều hơn để tiếp tục phòng dịch, bảo đảm an sinh xã hội và để có nguồn chi cho đầu tư phát triển góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế.

Điều cần tăng cường cho Việt Nam là sử dụng nợ công như một đòn bẩy, nếu vận dụng tốt thì sẽ có lợi cho việc thúc đẩy nền kinh tế đất nước. Nợ công cao không phải là vấn đề, nhưng vấn đề là phải có danh mục nợ tối ưu, chi phí nợ hợp lý và nợ được sử dụng hiệu quả, nghĩa vụ trả nợ theo hạn được đảm bảo. Cần có thêm kịch bản cho NSNN trong trường hợp tốc độ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát không được như dự kiến, bởi đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

Đối diện đại dịch + biến đổi khí hậu

Đại dịch mang đến một thông điệp: lời cảnh tỉnh khẩn cấp rằng các nước phải thay đổi các con đường đã đi xây dựng trên cơ sở nhiều sự phá vỡ những cân bằng về tự nhiên.

Việt Nam trên phương diện quốc tế cần cho thấy sự tham gia mạnh mẽ vào quá trình chuyển mình toàn cầu theo hướng này. Đồng thời ở phương diện quốc gia, cần xác định tinh thần: Sống chung với dịch về lâu dài và xây dựng các phương án cho cuộc chiến dai dẳng.

Mở cửa trở lại là một bài toán cân bằng giữa tiếp tục sống chung với dịch và ảnh hướng kinh tế, sẽ không có câu chuyện chỉ một cái này hoặc một cái kia, tức là ko thể chờ hết hẳn dịch mới mở cửa kinh tế, hay tiếp tục chiến lược KHÔNG COVID bằng mọi giá.

Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp

Liên quan bài viết

Bài tiếp

NÊN XEM