Khởi động dự án chỉ số năng lực cạnh tranh logistics cấp tỉnh

Chỉ số năng lực cạnh tranh Logistics cấp tỉnh là chỉ số đo lường, đánh giá tốc độ phát triển, chất lượng, cơ sở hạ tầng, chính sách của chính quyền các tỉnh về ngành dịch vụ Logistics Việt Nam.

Chỉ số năng lực cạnh tranh Logistics cấp tỉnh là chỉ số đo lường và đánh giá tốc độ phát triển, chất lượng, cơ sở hạ tầng, chính sách của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam về ngành kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam.

Lễ Khởi động Dự án Chỉ số năng lực cạnh tranh Logistics cấp tỉnh (LCI) Việt Nam 2022 sẽ được diễn ra tại TP HCM. Đây là dự án do Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng các đơn vị nghiên cứu VCCI, Dream Incubator (DI) và Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) thực hiện.

Chỉ số Năng lực cạnh tranh Logistics cấp tỉnh Việt Nam là Chỉ số đo lường và đánh giá tốc độ phát triển, chất lượng, cơ sở hạ tầng, chính sách của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam về ngành kinh doanh dịch vụ Logistics Việt Nam. Chỉ số LCI sẽ đem đến một bức tranh chung về ngành kinh doanh dịch vụ Logistics tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Cùng với tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp, LCI sẽ được sử dụng để tham gia phản biện chính sách với chính quyền địa phương để cải thiện, phát triển ngành dịch vụ logistics phục vụ kinh doanh.

Trung tâm logistics Cái Mép nằm trên bờ trái của Sông Thị Vải, thuộc địa phận phường Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 

Ngoài ra, con số và các đánh giá trong báo cáo chỉ số sẽ giúp Doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm đến LCI như là hỗ trợ quan trọng cho việc quyết định lựa chọn địa điểm và mở rộng sản xuất kinh doanh….Chỉ số LCI giúp truyền thông nâng cao nhận thức của xã hội về ngành dịch vụ logistics.

Trước đó, ngày ngày 22/02/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 221/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày14 tháng 2 năm 2017 về việc Phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.

Quyết định với 61 nhiệm vụ được giao cho các Cơ quan bộ, ban, ngành, hiệp hội… phối hợp thực hiện nhằm thúc đẩy ngành dịch vụ logistics Việt Nam lên một tầm cao mới. Trong các nhiệm vụ tại Quyết định 221/QĐ-TTg được giao cho Hiệp hội VLA thực hiện có nhiệm vụ về hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dịch vụ logistics và nhiệm vụ về Xếp hạng, đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics và doanh nghiệp dịch vụ logistics.

Hiện 90% các doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp Việt Nam, nhưng lại chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài

Theo đó, để bám sát việc thực hiện các nhiệm vụ trên và với mong muốn góp phần tích cực trong thực hiện mục tiêu việc phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam theo tinh thần tinh thần “Chuyển đổi số, Đổi mới, Sáng tạo”, Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng các đơn vị nghiên cứu VCCI, Dream Incubator (DI) và Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) thực hiện Dự án Chỉ số Năng lực cạnh tranh Logistics cấp tỉnh (LCI) Việt Nam 2022.

Chính phủ xác định logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Chính vì vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics để thúc đẩy, gia tăng giá trị hoạt động xuất nhập khẩu là một yêu cầu cấp bách trong bối cảnh hậu COVID-19…

Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả nước

Ông Trương Tấn Lộc – Giám đốc Marketing, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết, về thủ tục của các cơ quan hữu quan còn chưa tạo điều kiện thuận lợi như việc kiểm soát hàng quá cảnh qua các cửa khẩu, gây khó khăn cho các hãng tàu, khách hàng…Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, khiến hoạt động logistics phải có sự chuẩn bị, phương án dự phòng về phương tiện và nhân lực; các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó có thể chịu thêm chi phí phát sinh lớn.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam, hiện 90% các doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp Việt Nam, nhưng lại chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài.

Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, ở cả chiều mua và bán, doanh nghiệp logistics trong nước đều bị hạn chế nhiều mặt.

Chính vì vậy, Dự án Chỉ số Năng lực cạnh tranh Logistics cấp tỉnh Việt Nam 2022 có những đóng góp ý nghĩa cho sự phát triển của ngành dịch vụ logistics tại các tỉnh, vùng của Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp.

Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp

Liên quan bài viết

Bài tiếp

NÊN XEM