• Gia nhập Hội viên
  • Sitemap
Thứ Ba, Tháng Một 31, 2023
Không có kết quả
Xem toàn bộ Kết quả
VCCI VŨNG TÀU
Advertisement
  • Trang Chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu VCCI Vũng Tàu
    • Chức năng Nhiệm vụ
    • Điều lệ
    • Liên kết
  • Tin Tức
    • Tin VCCI Việt Nam
    • Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Hoạt động
    • Sự kiện
    • Các Khóa Đào Tạo
      • Kế Hoạch Đào Tạo
    • Pháp Chế
      • Quan Hệ Lao Động
      • Xuất xứ hàng hóa
      • Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do
    • Hỗ Trợ Doanh Nghiệp
      • Dự Án Start-up
      • Sàn giao dịch bất động sản
  • Hội Viên
    • Quyền lợi & Nghĩa vụ
    • Đăng ký hội viên
    • Danh Sách Doanh Nghiệp
    • Hoạt động – kết nối
    • Đơn Gia Nhập – Điều Lệ – Hội Phí
  • Xúc Tiến TM Đầu Tư
  • Doanh Nhân – Doanh Nghiệp
  • Truyền thông
Không có kết quả
Xem toàn bộ Kết quả
  • Trang Chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu VCCI Vũng Tàu
    • Chức năng Nhiệm vụ
    • Điều lệ
    • Liên kết
  • Tin Tức
    • Tin VCCI Việt Nam
    • Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Hoạt động
    • Sự kiện
    • Các Khóa Đào Tạo
      • Kế Hoạch Đào Tạo
    • Pháp Chế
      • Quan Hệ Lao Động
      • Xuất xứ hàng hóa
      • Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do
    • Hỗ Trợ Doanh Nghiệp
      • Dự Án Start-up
      • Sàn giao dịch bất động sản
  • Hội Viên
    • Quyền lợi & Nghĩa vụ
    • Đăng ký hội viên
    • Danh Sách Doanh Nghiệp
    • Hoạt động – kết nối
    • Đơn Gia Nhập – Điều Lệ – Hội Phí
  • Xúc Tiến TM Đầu Tư
  • Doanh Nhân – Doanh Nghiệp
  • Truyền thông
Không có kết quả
Xem toàn bộ Kết quả
VCCI VŨNG TÀU
Không có kết quả
Xem toàn bộ Kết quả
Trang chủ Tin Tức

Kinh tế 2023 và áp lực lạm phát

03/01/2023
trong Tin Tức
Reading Time: 6 mins read
Kinh tế 2023 và áp lực lạm phát
Dù nền kinh tế đã đạt thắng lợi kép trong năm 2022, khi tăng trưởng GDP đạt ở mức cao (8,02%), lạm phát thấp (3,15%), nhưng rủi ro và áp lực lạm phát trong năm 2023 vẫn rất lớn, đòi hỏi phải thận trọng trong điều hành.

Trên thực tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát luôn là mục tiêu ưu tiên trong điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong nhiều năm gần đây. Tuy vậy, với một nền kinh tế mở như Việt Nam, nguy cơ “nhập khẩu” lạm phát là rất lớn, áp lực lạm phát luôn chực chờ, thì càng cần phải thận trọng hơn trong điều hành.

Chính phủ Việt Nam, có thể nói, đã rất thành công trong điều hành giá cả thị trường để kiểm soát lạm phát trong năm 2022. Đây chính là năm mà lạm phát “càn quét” kinh tế toàn cầu, đặc biệt ở khu vực châu Âu và Mỹ.

Một vài ví dụ cụ thể: lạm phát của khu vực đồng Euro tháng 11/2022 tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2021; lạm phát của Mỹ tăng 7,1% và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ. Tại châu Á, lạm phát tháng 11/2022 của Thái Lan tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Tỷ lệ lạm phát của Hàn Quốc tăng 5%; Indonesia tăng 5,4%; Trung Quốc tăng 1,6%; Nhật Bản tăng 3,8%… Cao hơn năm 2021, thậm chí là kỷ lục trong vài chục năm qua là điều được các chuyên gia nhắc đến rất nhiều khi nói về lạm phát trên toàn cầu năm 2022.

Nhưng ngược dòng thế giới, Việt Nam đã kiểm soát được lạm phát ở mức 3,15%, dù trong suốt cả năm, nền kinh tế luôn phấp phỏng lo lạm phát cao quay trở lại. Đó là một thành tựu quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được nhiều định chế tài chính nước ngoài đánh giá cao.

Tuy vậy, khi năm 2023 chỉ còn cách năm 2022 một bước chân, thì nỗi ám ảnh lạm phát đã quay trở lại.

Dù về số liệu thống kê, Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) bình quân chỉ tăng 3,15%, nhưng chính những người tiêu dùng mới thấy “hơi nóng” của lạm phát lớn thế nào, khi giá cả hàng hóa ngoài chợ, trong siêu thị không ngừng tăng.

Doanh nghiệp càng thấy “nóng” hơn, thậm chí là “nóng rát”, khi giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng nhanh trong năm vừa qua. Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, Chỉ số Giá nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất trong năm 2022 tăng 6,79% so với năm trước. Trong đó, chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 9,88%; dùng cho sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,53%; dùng cho xây dựng tăng 6,96%…

Thậm chí, nếu chỉ nhìn vào số liệu CPI, cũng có những điều cần phải lo. Bởi lẽ, dù tính bình quân, CPI năm 2022 của Việt Nam chỉ tăng 3,15%, nhưng so với tháng 12 năm trước, CPI vẫn tăng 4,55% – một mức khá cao. Trong đó, riêng CPI bình quân quý IV/2022 tăng 4,41% so với cùng kỳ năm trước.

Và dù Việt Nam thuộc nhóm các nước có mức lạm phát thấp so với mặt bằng chung, khi CPI tháng 12/2022 tăng 4,55% so với cùng kỳ năm trước đi chăng nữa, thì cũng vẫn cao hơn lạm phát của Nhật Bản và Trung Quốc.

Xu hướng tăng giá này cho thấy, áp lực lạm phát trong năm 2023 là hiện hữu. Hơn thế, còn rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường, lạm phát trong năm tới. Đầu tiên là việc giá cả nhiều mặt hàng đang tăng cao, có thể sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn, nhất là khi hai kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Âm lịch cận kề.

Không những thế, điều quan trọng là bước sang năm 2023, một số biện pháp hỗ trợ của Chính phủ, như giảm thuế giá trị gia tăng, giảm một số loại phí, lệ phí, giảm thuế môi trường, xăng dầu, các chính sách hỗ trợ người lao động… sẽ kết thúc. Nếu không tiếp tục được gia hạn, sẽ tác động ngay tới CPI.

Chưa kể, việc tăng lương, rồi điều chỉnh giá một số sản phẩm, dịch vụ mà Nhà nước quản lý, như giá điện, học phí…, vốn đang được trì hoãn, nếu được thực thi trong năm 2023 cũng sẽ ảnh hưởng tới tốc độ tăng CPI của cả nước.

Dù áp lực lạm phát toàn cầu năm 2023 được dự báo không căng thẳng như năm 2022, nhưng ở trong nước, rất nhiều yếu tố có thể tác động đến lạm phát. Trong đó, bao gồm cả việc gói đầu tư công lên tới hơn 700.000 tỷ đồng sẽ được đưa vào nền kinh tế trong năm tới. Việc một ngân khoản lớn của Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế – xã hội phải hoàn tất giải ngân trong năm 2023 cũng sẽ đổ một lượng tiền lớn vào nền kinh tế.

Không phải ngẫu nhiên mà khi quyết nghị các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội 2023, Quốc hội đã bấm nút thông qua mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4,5%, thay vì dưới 4% như năm 2022. Chỉ điều đó cũng cho thấy, nỗi lo lạm phát lớn chừng nào.

Nếu không thận trọng trong điều hành, “bóng ma” lạm phát sẽ ám ảnh nền kinh tế.

 

Theo Hà Nguyễn (Báo Đầu tư)

https://baodautu.vn/kinh-te-2023-va-ap-luc-lam-phat-d181282.html

Chia sẻTweet
Bài trước

Từ 1/1/2023, NHNN hoạt động theo cơ cấu tổ chức mới

Bài tiếp

Ngân hàng bơm hơn 1,5 triệu tỷ ra nền kinh tế qua kênh cho vay

Liên quan bài viết

Kinh tế Việt Nam năm 2022: Phục hồi nhanh hơn dự kiến
Danh Sách Doanh Nghiệp

Kinh tế Việt Nam năm 2022: Phục hồi nhanh hơn dự kiến

Văn hóa, đạo đức là nền tảng phát triển bền vững
Doanh Nhân - Doanh Nghiệp

Văn hóa, đạo đức là nền tảng phát triển bền vững

BĐS hút vốn ngoại tỷ USD: Cơ hội cho phân khúc công nghiệp và văn phòng
Tin Tức

BĐS hút vốn ngoại tỷ USD: Cơ hội cho phân khúc công nghiệp và văn phòng

Nghị quyết 01/NQ-CP: Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023
Tin Tức

Nghị quyết 01/NQ-CP: Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý ngân sách Nhà nước
Tin Tức

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý ngân sách Nhà nước

Kho bạc Nhà nước đẩy mạnh thu, chi ngân sách không dùng tiền mặt
Tin Tức

Kho bạc Nhà nước đẩy mạnh thu, chi ngân sách không dùng tiền mặt

Bài tiếp
Ngân hàng bơm hơn 1,5 triệu tỷ ra nền kinh tế qua kênh cho vay

Ngân hàng bơm hơn 1,5 triệu tỷ ra nền kinh tế qua kênh cho vay

NÊN XEM

Kinh tế Việt Nam năm 2022: Phục hồi nhanh hơn dự kiến

Kinh tế Việt Nam năm 2022: Phục hồi nhanh hơn dự kiến

Văn hóa, đạo đức là nền tảng phát triển bền vững

Văn hóa, đạo đức là nền tảng phát triển bền vững

XEM NHIỀU NHẤT

  • Bản tin PCI 2019 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

    Bản tin PCI 2019 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • 5 doanh nghiệp nội địa Việt Nam lọt Top 10 thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Đăng ký Đoàn công tác đi Trường Sa

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Khóa đào tạo Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp và chốt Sale thành công tổ chức ngày 29-30/10/2019

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Khóa đào tạo “Kỹ năng đàm phán, soạn thảo Hợp đồng thương mại và giải quyết tranh chấp phát sinh” – Tổ chức ngày 28-29/7/2020

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
VCCI VŨNG TÀU

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Vũng Tàu đại diện thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cộng đồng DN
Thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp, doanh nhân, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, xúc tiến và hỗ trợ các hoạt động thương mại, đầu tư, hợp tác khoa học - công nghệ và các hoạt động kinh doanh khác của các doanh nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài

Chuyên mục

  • Bài viết
  • Danh Sách Doanh Nghiệp
  • Doanh Nhân – Doanh Nghiệp
  • Hoạt động
    • Các Khóa Đào Tạo
    • Hỗ Trợ Doanh Nghiệp
      • Dự Án Start-up
      • Sàn giao dịch bất động sản
    • Pháp Chế
      • Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do
      • Xuất xứ hàng hóa
    • Sự kiện sắp tới
    • Thị trường
  • Hội Viên
    • Đơn Gia Nhập – Điều Lệ – Hội Phí
  • Hội Đồng Doanh Nhân Nữ Khu Vực Miền Đông Nam Bộ
    • Bà Rịa Vũng Tàu
  • HĐ DN Nữ VCCI
  • Kế Hoạch Đào Tạo
  • Quan Hệ Lao Động
  • Quan Hệ Quốc Tế
    • Các Hiệp Định Thương Mại
    • Quan Hệ Các Quốc Gia Và Vùng Lãnh Thổ
    • Xúc Tiến TM Đầu Tư
  • Tin Tức
    • Bà Rịa – Vũng Tàu
    • Tin VCCI Việt Nam
  • Tuyển dụng
  • VCCI Bình Thuận

Chi nhánh Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Vũng Tàu

Địa chỉ : Tòa Nhà VCCI Building
155 Nguyễn Thái Học, Phường 7, Tp. Vũng Tàu
ĐT: 0254.3852710
Fax: 0254.3859651

____

Liên hệ Quảng bá xin vui lòng liên hệ
Điện thoại: 0903 093 312 (Ms.Hoa)
Email: [email protected]

Không có kết quả
Xem toàn bộ Kết quả
  • Trang Chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu VCCI Vũng Tàu
    • Chức năng Nhiệm vụ
    • Điều lệ
    • Liên kết
  • Tin Tức
    • Tin VCCI Việt Nam
    • Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Hoạt động
    • Sự kiện
    • Các Khóa Đào Tạo
      • Kế Hoạch Đào Tạo
    • Pháp Chế
      • Quan Hệ Lao Động
      • Xuất xứ hàng hóa
      • Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do
    • Hỗ Trợ Doanh Nghiệp
      • Dự Án Start-up
      • Sàn giao dịch bất động sản
  • Hội Viên
    • Quyền lợi & Nghĩa vụ
    • Đăng ký hội viên
    • Danh Sách Doanh Nghiệp
    • Hoạt động – kết nối
    • Đơn Gia Nhập – Điều Lệ – Hội Phí
  • Xúc Tiến TM Đầu Tư
  • Doanh Nhân – Doanh Nghiệp
  • Truyền thông

© 2006-2019 VCCI VŨNG TÀU - Xây dựng Phát triển XH.