Nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu

Nửa đầu tháng 6/2021, cán cân thương mại tiếp tục thâm hụt, đưa con số nhập siêu tính từ đầu năm lên khoảng 1,96 tỷ USD.

Theo Bộ Công Thương, các mặt hàng nhập khẩu nhiều trong thời gian qua chủ yếu là linh kiện điện tử.

Theo số liệu sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, nửa đầu tháng 6/2021, kim ngạch xuất, nhập khẩu cả nước đạt 25,95 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 12,3 tỷ USD, giảm gần 2 tỷ USD so với nửa cuối tháng 5. Nửa đầu tháng 6, cả nước có 4 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, nhưng kim ngạch các nhóm hàng chủ lực đều giảm.

Cụ thể: Điện thoại và linh kiện đạt hơn 1,96 tỷ USD, giảm khoảng 50 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,06 tỷ USD, giảm mạnh khoảng 800 triệu USD; máy móc thiết bị đạt 1,1 tỷ USD, giảm khoảng 260 triệu USD. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 13,65 tỷ USD, giảm gần 800 triệu USD so với nửa cuối tháng 5. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là hai nhóm hàng nhập khẩu lớn trong 15 ngày đầu tháng 6, đạt 2,73 tỷ USD.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu nửa đầu tháng 6 đạt 13,65 tỷ USD, giảm gần 800 triệu USD so với nửa cuối tháng 5/2020. 2 nhóm hàng nhập khẩu “tỷ đô” trong 15 ngày đầu tháng này là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,73 tỷ USD, giảm hơn 150 triệu USD so với nửa cuối tháng 5. Trong khi máy móc thiết bị đạt gần 2,1 tỷ USD, tăng nhẹ hơn 10 triệu USD.

Từ đầu năm đến 15/6, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 145,32 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế từ đầu năm đến 15/6, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 288,68 tỷ USD và nước ta nhập siêu 1,96 tỷ USD.

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/6, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu cả nước đạt 288,68 tỷ USD. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 143,36 tỷ USD, tăng 29,67% so với cùng kỳ năm 2020; tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 145,32 tỷ USD, tăng 36%.

Nửa đầu tháng 6, nhập siêu được ghi nhận là 1,35 tỷ USD. Như vậy, từ đầu năm đến ngày 15/6, nước ta nhập siêu khoảng 1,96 tỷ USD.

Sau nhiều năm liên tiếp duy trì xuất siêu, cán cân thương mại đã chuyển hướng sang nhập siêu. Theo nhận định của các chuyên gia, điều này không đáng lo ngại, bởi nhập siêu chủ yếu do doanh nghiệp tăng nhập khẩu nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất. Chuyên gia kinh tế – TS Nguyễn Đức Độ – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế – Tài chính (Học viện Tài chính) cũng đưa ra nhận định: Khả năng nhập siêu là do kinh tế phục hồi, các doanh nghiệp tăng nhập khẩu để đầu tư.

Quy luật tăng mạnh xuất khẩu những tháng cuối năm hoàn toàn có thể tin tưởng xuất siêu của Việt Nam sẽ sớm trở lại.

Tuy nhiên, ngoài yếu tố nêu trên, một điểm nữa có tác động không nhỏ đến việc tăng trưởng mạnh của nhập khẩu là giá cả tăng thêm của nhiều mặt hàng chủ lực. Khi, sắt thép dù chỉ tăng 8,3% về lượng nhưng tăng đến 37,8% về kim ngạch nên con số tăng thêm cũng lên đến hơn 1 tỷ USD. Hay như mặt hàng hạt điều tăng đến chóng mặt hàng trăm phần trăm; ô tô nhập khẩu cũng tăng mạnh cả về lượng và kim ngạch… Lo ngại giá tăng cao các doanh nghiệp có tâm lý tích trữ thêm nguyên liệu để phòng trường hợp dịch bệnh kéo dài.

Tại buổi họp báo thường kỳ về tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại của Bộ Công Thương mới đây, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho rằng việc Việt Nam thâm hụt cán cân thương mại là điều không có gì quá bất thường vì hiện nay, các mặt hàng nhập khẩu nhiều chủ yếu là nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất, đặc biệt cho sản xuất của nhóm hàng xuất khẩu. Ví dụ như linh kiện điện tử, các nguyên phụ liệu trong ngành dệt may, da giày là những ngành hiện nay đang có đà phục hồi tăng trưởng rất mạnh mẽ. Do vậy, sự gia tăng nhập khẩu cũng là điều tất yếu.

Trong báo cáo về tình hình xuất nhập khẩu thời gian tới, Bộ Công Thương cũng đưa ra dự báo, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc khi các hiệp định thương mại tự do đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn. Cùng với quy luật tăng mạnh xuất khẩu những tháng cuối năm, hoàn toàn có thể tin tưởng xuất siêu của Việt Nam sẽ sớm trở lại.

 

Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp

Liên quan bài viết

Bài tiếp

NÊN XEM