• Gia nhập Hội viên
  • Sitemap
Thứ Năm, 15 Tháng Năm, 2025
VCCI BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Advertisement
  • Trang Chủ
  • Giới thiệu
    • LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (VCCI)
    • Chức năng Nhiệm vụ
    • Điều lệ
    • Liên kết
  • Tin Tức
    • Tin VCCI Việt Nam
    • Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Hoạt động
    • Sự kiện
    • Các Khóa Đào Tạo
      • Kế Hoạch Đào Tạo
    • Pháp Chế
      • Quan Hệ Lao Động
      • Xuất xứ hàng hóa
      • Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do
    • Hỗ Trợ Doanh Nghiệp
      • Dự Án Start-up
      • Sàn giao dịch bất động sản
  • Hội Viên
    • Quyền lợi & Nghĩa vụ
    • Đăng ký hội viên
    • Danh Sách Doanh Nghiệp
    • Hoạt động – kết nối
    • Đơn Gia Nhập – Điều Lệ – Hội Phí
  • Xúc Tiến TM Đầu Tư
  • Doanh Nhân – Doanh Nghiệp
  • Truyền thông
Không có kết quả
Xem toàn bộ Kết quả
  • Trang Chủ
  • Giới thiệu
    • LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (VCCI)
    • Chức năng Nhiệm vụ
    • Điều lệ
    • Liên kết
  • Tin Tức
    • Tin VCCI Việt Nam
    • Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Hoạt động
    • Sự kiện
    • Các Khóa Đào Tạo
      • Kế Hoạch Đào Tạo
    • Pháp Chế
      • Quan Hệ Lao Động
      • Xuất xứ hàng hóa
      • Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do
    • Hỗ Trợ Doanh Nghiệp
      • Dự Án Start-up
      • Sàn giao dịch bất động sản
  • Hội Viên
    • Quyền lợi & Nghĩa vụ
    • Đăng ký hội viên
    • Danh Sách Doanh Nghiệp
    • Hoạt động – kết nối
    • Đơn Gia Nhập – Điều Lệ – Hội Phí
  • Xúc Tiến TM Đầu Tư
  • Doanh Nhân – Doanh Nghiệp
  • Truyền thông
Không có kết quả
Xem toàn bộ Kết quả
VCCI BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Không có kết quả
Xem toàn bộ Kết quả
Trang chủ Doanh Nhân - Doanh Nghiệp

Phát triển kinh tế tư nhân: Phải rút ngắn khoảng cách về tư duy, niềm tin, tốc độ

17/03/2025
trong Doanh Nhân - Doanh Nghiệp, Tin Tức, Tin VCCI Việt Nam
Reading Time: 16 mins read
Phát triển kinh tế tư nhân: Phải rút ngắn khoảng cách về tư duy, niềm tin, tốc độ

Trả lời phỏng vấn của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế của VCCI nhấn mạnh về việc rút ngắn khoảng cách về tư duy, niềm tin, tốc độ trong phối hợp giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân. Đồng thời, ông Đậu Anh Tuấn cũng luận bàn về các phải pháp tạo động lực để kinh tế tư nhân bứt phá, phát triển bền vững hơn.

Phát triển kinh tế tư nhân: Phải rút ngắn khoảng cách về tư duy, niềm tin, tốc độ- Ảnh 1.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế của VCCI. Ảnh: VGP/Minh Ngọc

Dấu ấn đa chiều và cần được đối xử công bằng

Nhìn lại xuyên suốt những năm qua, ông đánh giá như thế nào về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân tại nước ta?

Ông Đậu Anh Tuấn: Tôi cho rằng gần 40 năm đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân có bước phát triển đột phá. Chúng ta có thể thấy sự khác biệt rõ rệt.

Về số lượng, trước đây số lượng kinh tế tư nhân ít, nhưng hiện nay chúng ta có gần 1 triệu doanh nghiệp hoạt động chính thức, 5 triệu hộ kinh doanh. Rõ ràng, nhìn những sản phẩm, dịch vụ chúng ta dùng hằng ngày, thì dấu ấn của doanh nghiệp tư nhân thể hiện rất đậm nét, có một sự thay đổi rất lớn.

Điều đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân đang đảm nhiệm vai trò quan trọng trong nền kinh tế. doanh nghiệp tư nhân đã tham gia xây dựng những công trình hạ tầng quan trọng quốc gia, như đường cao tốc, sân bay quốc tế, cảng biển quốc tế…

doanh nghiệp tư nhân đã có những thương hiệu ô tô mà doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) vẫn chưa làm được. Có thể thấy, khu vực kinh tế tư nhân đã có bước phát triển hết sức mạnh mẽ trong giai đoạn vừa qua. Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam mang những dấu ấn tương đối đa chiều.

Chúng ta có những doanh nghiệp tư nhân lớn, nhưng đa số vẫn phụ thuộc vào bất động sản, tài chính.

Doanh nghiệp tư nhân lớn có năng lực sản xuất, có thương hiệu nổi bật trên toàn cầu, có thể cạnh tranh được với các nước còn hiếm hoi. Khu vực doanh nghiệp tư nhân cỡ vừa về mặt sản xuất và có công nghệ chủ động tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu rất thiếu.

Tiếp đến khu vực kinh tế phi chính thức. Khu vực kinh tế tư nhân nhỏ mặc dù đông đảo, tạo ra công ăn việc làm và đóng góp GDP lớn, nhưng vẫn hoạt động trong vùng “xám”. Đây có thể gọi là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Hiện nay, chúng ta có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh. Lực lượng này đông nhưng chưa chính thức, không có động lực để chuyển lên hoạt động chính thức thành doanh nghiệp, không nâng cấp quản trị của mình.

Điều này cũng hạn chế việc tăng trưởng về quy mô. Khi doanh nghiệp không tăng về quy mô thì việc áp dụng khoa học công nghệ, áp dụng về quản trị, tham gia những chương trình hỗ trợ Nhà nước rất hạn chế.

Phát triển kinh tế tư nhân: Còn nhiều việc phải làm

Ông có thể chia sẻ quan điểm của mình về việc kinh tế tư nhân cần phải được đối xử công bằng như các khu vực kinh tế khác?

Ông Đậu Anh Tuấn: Để phát triển kinh tế tư nhân, vẫn còn rất nhiều điều phải làm. Theo định hướng của Đảng, thời gian tới, chúng ta đã đến giai đoạn cần có chiến lược bài bản hơn, để thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân khẳng định vai trò quan trọng hơn nữa trong nền kinh tế.

Mặc dù theo nhiều tiêu chí đánh giá, như đóng góp vào GDP, tạo ra công ăn việc làm… thì đây là khu vực quan trọng số 1 tính theo tỉ lệ khu vực chính thức và không chính thức, nhưng chế độ đãi ngộ, định hướng hỗ trợ hiện nay còn mờ nhạt.

Rất nhiều người nói rằng doanh nghiệp tư nhân có những điểm chưa bình đẳng so với doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tôi cho rằng điều này hoàn toàn đúng.

Chúng ta có thể nhìn thấy ở khía cạnh tiếp cận nguồn lực kinh doanh. Chẳng hạn như về đất đai, DNNN có lợi thế về đất đai, thậm chí được miễn tiền thuê đất hoặc thuê đất với giá rẻ.

Doanh nghiệp FDI thường có sẵn KCN mà Nhà nước đầu tư hạ tầng tương đối cơ bản. Họ cũng có nhiều vốn để thuê đất tại các KCN và có thể được miễn tiền thuê đất, miễn thuế rất lớn.

Còn doanh nghiệp tư nhân không có lợi thế, không ưu đãi, không có hỗ trợ trong tiếp cận đất đai. Cho nên dẫn đến tình trạng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vào các KCN hiện nay rất khiêm tốn. Đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ hội tiếp cận đất đai rất khó khăn. Đây cũng là thực tế.

Về vốn, đối với DNNN, thì mức độ tín nhiệm đối với ngân hàng tốt hơn, họ có thể tiếp cận nguồn vốn thuận lợi hơn. Doanh nghiệp FDI thì có thể tiếp cận nhiều nguồn vốn, đặc biệt là những nguồn vốn có chi phí rẻ.

Trong khi đó, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thì hầu hết tiếp cận nguồn vốn qua kênh duy nhất là ngân hàng với lãi suất tương đối cao so với các nước khác. Vì vậy, cạnh tranh về chi phí vốn của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam so với doanh nghiệp của các nước rất khó khăn.

Về thủ tục hành chính, DNNN có khó khăn về thủ tục hành chính, nhưng mức độ tương tác, mức độ ảnh hưởng của họ đối với chính quyền tốt, nên đây không phải là cản trở lớn. Doanh nghiệp FDI hoạt động tương đối chuyên nghiệp, tổ chức hội đoàn tốt, vị thế, tiếng nói được chính nể trọng hơn. Trong khi đó có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân chưa có sự quan tâm, hỗ trợ về mặt thủ tục hành chính.

Trong khuôn khổ pháp luật, chúng ta có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài lớn, nhưng với doanh nghiệp tư nhân rất ít. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành năm 2017, trong đó có quy định giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, một chính sách được đánh giá tốt, nhưng sau nhiều năm, chúng ta vẫn chưa triển khai quy định này.

Hiện tại, các doang nghiệp này vẫn chưa được thụ hưởng chính sách giảm thuế bởi vì luật thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn chưa được sửa đổi.

Những điều này cho thấy vẫn còn bất cập, khó khăn, trở ngại đối với hoạt động của DNTN tại Việt Nam.

Cần một chiến lược bài bản, mang tính đột phá

Ông nhắc đến các nhóm trong doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay, đã có quy định rõ ràng về phân loại các nhóm hay tiêu chí thống kê trong khu vực này chưa, thưa ông?

Ông Đậu Anh Tuấn: Điều quan trọng cần thay đổi là hệ thống tiêu chí thống kê về DNTN trong khu vực này. Tiêu chí thống kê ở Việt Nam hiện nay chưa rõ ràng, chưa cụ thể để đánh giá rằng mức độ đóng góp của doanh nghiệp tư nhân vào GDP như thế nào.

Chúng ta có thể thấy, con số thống kê hiện tại chủ yếu là khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước. 940.000 doanh nghiệp hoạt động theo luật thì hiện nay đóng góp vào GDP như thế nào, tăng trưởng hằng năm ra sao? Con số đấy hiện tại chúng tôi chưa thấy rõ.

Thời gian tới, cần phải có sự thay đổi rõ ràng về bức tranh, “sức khoẻ” của doanh nghiệp tư nhân. Chẳng hạn như con số thành lập mới, thời gian đóng góp vào GDP, đóng góp vào xuất nhập khẩu, vào công nghiệp… thì cần có con số rõ ràng hơn, cụ thể hơn. Con số ấy có thể chia theo vùng, chia theo tỉnh để mỗi địa phương có thể biết được “sức khoẻ”, mức độ đóng góp của doanh nghiệp tư nhân vào nền kinh tế của mình.

Hiện nay, con số thống kê về doanh nghiệp tư nhân cả chính thức và phi chính thức vẫn chưa thân thiện đối với người sử dụng. Thời gian tới, theo tôi cần có sự thay đổi mạnh mẽ về thống kê, con số, tiêu chí đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân.

Theo ông, một chiến lược phát triển kinh tế tư nhân bài bản hơn, có tính đột phá hơn cần phải tập trung vào nhóm vấn đề như thế nào?

Ông Đậu Anh Tuấn: Theo tôi, thứ nhất là cần huy động doanh nghiệp lớn tham gia vào những việc khó, việc quan trọng của quốc gia.

doanh nghiệp tư nhân cần được mạnh dạn giao nhiều trách nhiệm hơn, tham gia nhiều hơn vào các dự án mang tính chiến lược, các dự án quan trọng của quốc gia. Như vậy sẽ nâng cao năng lực và khẳng định vai trò của khối doanh nghiệp này.

Khối doanh nghiệp này là khối doanh nghiệp tư nhân dân tộc, phải gắn bó với thương hiệu của quốc gia; làm không chỉ vì lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh, mà còn vì lợi ích cho đất nước, cho dân tộc.

Đối với nhiều công trình quan trọng của quốc gia, như đường sắt cao tốc, năng lượng, sân bay… nhóm doanh nghiệp này cần được huy động tham gia.

Thứ hai, nhóm doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ, quy mô nhỏ và vừa, khu vực giữa cần có chiến lược tăng cường chất lượng quản trị, ứng dụng công nghệ để hoạt động hiệu quả và tham gia sâu hơn nữa đối với chuỗi sản xuất toàn cầu.

Nền kinh tế đang thay đổi, chuyển đổi rất nhanh, doanh nghiệp nhỏ có ưu thế là mức độ thích ứng cao. Rõ ràng, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có những lợi thế của những người đi sau, như tiếp xúc với công nghệ mới.

Đối với nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh, chúng ta cần có chiến lược để thúc đẩy khu vực này chính thức hóa, dần dần làm quen với hình thức quản trị, công khai minh bạch để lớn lên. Nhưng để chính thức hóa cần phải có động lực về kinh tế; những thay đổi về mặt pháp luật, về thuế, phí quản trị, thủ tục cho nhóm đối tượng này phải rất đơn giản, thân thiện.

Tôi cho rằng chiến lược đối với doanh nghiệp tư nhân Việt Nam bao gồm các nhóm khác nhau hướng tới những đối tượng khác nhau.

Chính sách hỗ trợ kinh tế tư nhân phải phù hợp với từng nhóm doanh nghiệp

Liên quan đến chính sách hỗ trợ, cần kiến tạo ra sao để thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp tư nhân, thưa ông?

Ông Đậu Anh Tuấn: Theo tôi, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân trong thời gian tới có thể chia thành nhiều nhóm khác nhau.

Một là nhóm về thể chế. Đây là nhóm chính sách rất quan trọng. Cụ thể, phải tiếp tục cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ như Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo, cắt giảm về điều kiện kinh doanh, chi phí tuân thủ.

Việt Nam phải là một trong 3 nước của ASEAN đứng đầu về sự thuận lợi trong môi trường kinh doanh. Chúng ta cần  rà soát các quy định pháp luật theo hướng tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp tư nhân tham gia lĩnh vực và Nhà nước có thể thoái lui trong một số lĩnh vực.

Nhóm giải pháp này có thể tập trung tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tư nhân về đất đai, vốn, tài chính. Đây là một trong những chính sách quan trọng trong thời gian tới.

Thứ hai là nhóm chính sách liên quan đến trao quyền, tức là trao quyền, tăng nhiệm vụ cho doanh nghiệp tư nhân. Nhóm chính sách này có thể hướng đến các doanh nghiệp lớn, có thể đặt hàng, giao việc cho những doanh nghiệp tư nhân lớn để thực hiện những công trình quan trọng; khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia nhiều lĩnh vực hơn nữa.

Thứ ba là nhóm hỗ trợ, đào tạo. Chúng ta có những chương trình hỗ trợ, đào tạo, nhưng cách thức phải khác so với hiện tại, theo hướng thị trường hơn, thay vì cách truyền thống là tổ chức bộ máy tuyển dụng.

Với nhóm doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, chúng ta có thể có những luật sư công do Nhà nước trả tiền, những kế toán do Nhà nước trả tiền. Những người này có thể cung cấp cho hàng chục, hàng trăm doanh nghiệp nhỏ khác cung cấp dịch vụ miễn phí. Những cách thức ấy là giải pháp đào tạo, hỗ trợ.

Trong một số lĩnh vực quan trọng, ví dụ như xuất khẩu, Nhà nước cần có những chương trình để hỗ trợ tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, xây dựng thuơng hiệu hàng hoá nông sản Việt Nam…

Nếu từng doanh nghiệp làm thì rất khó, nhưng Nhà nước có chương trình, hoạt động mang tính chuyên nghiệp và đầu tư nguồn lực nhiều hơn, thì tôi tin rằng sẽ hữu ích cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Để doanh nghiệp tư nhân phát triển bền vững, chúng ta nên thúc đẩy liên kết của các doanh doanh nghiệp. Tính liên kết của doanh nghiệp Việt Nam tương đối kém, vẫn có tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Chúng ta phải đưa ra những cách thức để nâng cao văn hoá kinh doanh, thúc đẩy vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp.

Với vị trí công việc thường xuyên làm việc với các doanh nghiệp, xin ông cho biết doanh nghiệp tư nhân hiện đang mong mỏi nhất điều gì?

Ông Đậu Anh Tuấn: So với trước, hiện nay tư duy, thái độ ủng hộ hoạt động tư nhân thay đổi rất nhiều và tích cực. Tuy nhiên, vẫn có những nghi ngại trong hệ thống điều hành về vai trò, năng lực của doanh nghiệp tư nhân.

Tôi có cảm nhận rằng vẫn còn khoảng cách về niềm tin trong vận hành của bộ máy chính quyền. Khá nhiều lãnh đạo, bộ máy Nhà nước cho rằng doanh nghiệp tư nhân làm ăn ngắn hạn, không có trình độ, chộp giật,..

Điều này có thể chỉ đúng với vài doanh nghiệp, nhưng định kiến khá phổ biến lại khiến giải pháp quản lý đôi lúc theo hướng “một người đau bụng bắt cả làng mua thuốc”. Nhiều giải pháp tạo ra chi phí rất lớn.

Khi doanh nghiệp tư nhân thiếu niềm tin thì họ làm ăn mang tính cầm chừng. Vẫn có khoảng cách về niềm tin giữa hệ thống chính quyền và doanh nghiệp tư nhân. Thời gian tới, phải xoá bỏ khoảng cách này.

Tiếp theo là khoảng cách về tư duy. Khá nhiều cơ quan Nhà nước vẫn cung cấp giải pháp cho doanh nghiệp tư nhân theo điều mình có, chứ chưa lắng nghe xem doanh nghiệp cần gì, những giải pháp gì phù hợp thực tiễn.

Cần phải có mức độ am hiểu về kinh doanh, về nhà đầu tư để đưa ra những giải pháp doanh nghiệp cần nhất. Bộ máy chính quyền phải hiểu doanh nghiệp hơn, hiểu tư duy nhà kinh doanh hơn.

Thứ ba là khoảng cách về tốc độ. Hiện tại tốc độ kinh doanh diễn ra nhanh, quyết định kinh doanh phải đưa ra nhanh. Trong khi đó quyết định và quy trình về hành chính lâu. Chúng ta sẽ thấy sự lệch pha về quyết định hành chính so với quyết định kinh doanh. Trong bối cảnh công nghệ, quyết định kinh doanh nhanh vì thị trường thay đổi nhanh. Nếu quyết định hành chính không theo kịp thì sẽ kéo lùi hoạt động kinh doanh.

Tôi cho rằng phải rút ngắn khoảng cách về tư duy, niềm tin, tốc độ giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân. Đây cũng là giải pháp quan trọng để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi trong thời gian tới.

Theo Báo Chính phủ
Chia sẻTweet
Bài trước

Hội đồng Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam nâng cao tinh thần đổi mới, sáng tạo

Bài tiếp

Phó thủ tướng: Tháo “chốt” cho kinh tế tư nhân phát triển

Liên quan bài viết

Chấm dứt chi phí không chính thức – mệnh lệnh từ Thủ tướng
Doanh Nhân - Doanh Nghiệp

Chấm dứt chi phí không chính thức – mệnh lệnh từ Thủ tướng

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
Doanh Nhân - Doanh Nghiệp

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam – Chile thúc đẩy hợp tác chiến lược
Quan Hệ Quốc Tế

Doanh nghiệp Việt Nam – Chile thúc đẩy hợp tác chiến lược

Gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng Đảng với nhiệm vụ chuyên môn
Tin VCCI Việt Nam

Gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng Đảng với nhiệm vụ chuyên môn

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân
Doanh Nhân - Doanh Nghiệp

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

LỄ RA MẮT “TỔ CHUYÊN GIA GÓP Ý CHÍNH SÁCH VÀ TƯ VẤN PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP” – NGÀY 16/05/2025
Bà Rịa - Vũng Tàu

CẬP NHẬT ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC LỄ RA MẮT ““TỔ CHUYÊN GIA GÓP Ý CHÍNH SÁCH VÀ TƯ VẤN PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP” – NGÀY 16/05/2025

Bài tiếp
Phó thủ tướng: Tháo “chốt” cho kinh tế tư nhân phát triển

Phó thủ tướng: Tháo "chốt" cho kinh tế tư nhân phát triển

NÊN XEM

Chấm dứt chi phí không chính thức – mệnh lệnh từ Thủ tướng

Chấm dứt chi phí không chính thức – mệnh lệnh từ Thủ tướng

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

XEM NHIỀU NHẤT

  • Bản tin PCI 2019 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

    Bản tin PCI 2019 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Đăng ký Đoàn công tác đi Trường Sa

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • 5 doanh nghiệp nội địa Việt Nam lọt Top 10 thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Khóa đào tạo Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp và chốt Sale thành công tổ chức ngày 29-30/10/2019

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Cái nhìn toàn diện về kinh tế 2 miền Nam Bắc Việt Nam chuyển biến ra sao qua 3 thập kỷ.

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
VCCI BÀ RỊA – VŨNG TÀU

LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
CHI NHÁNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

- Địa chỉ: 155 Nguyễn Thái Học, Phường 7, Thành phố Vũng Tàu
- Số điện thoại: 0254.3852710; Fax: 0254.3859651

▪ Website: https://vccivungtau.vn/
▪ Facebook: https://lnkd.in/gXTWzbSX
▪ Linkedin: https://lnkd.in/gtQ7nXKT
▪ Zalo OA: https://lnkd.in/gKqxa-DS

Chuyên mục

  • Bài viết
  • Danh Sách Doanh Nghiệp
  • Doanh Nhân – Doanh Nghiệp
  • Hoạt động
    • Các Khóa Đào Tạo
    • Hỗ Trợ Doanh Nghiệp
      • Dự Án Start-up
      • Sàn giao dịch bất động sản
    • Pháp Chế
      • Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do
      • Xuất xứ hàng hóa
    • Sự kiện sắp tới
    • Thị trường
  • Hội Viên
    • Đơn Gia Nhập – Điều Lệ – Hội Phí
  • Hội Đồng Doanh Nhân Nữ Khu Vực Miền Đông Nam Bộ
    • Bà Rịa Vũng Tàu
  • HĐ DN Nữ VCCI
  • Kế Hoạch Đào Tạo
  • Quan Hệ Lao Động
  • Quan Hệ Quốc Tế
    • Các Hiệp Định Thương Mại
    • Quan Hệ Các Quốc Gia Và Vùng Lãnh Thổ
    • Xúc Tiến TM Đầu Tư
  • Tin Tức
    • Bà Rịa – Vũng Tàu
    • Tin VCCI Việt Nam
  • Tuyển dụng
  • VCCI Bình Thuận
Không có kết quả
Xem toàn bộ Kết quả
  • Trang Chủ
  • Giới thiệu
    • LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (VCCI)
    • Chức năng Nhiệm vụ
    • Điều lệ
    • Liên kết
  • Tin Tức
    • Tin VCCI Việt Nam
    • Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Hoạt động
    • Sự kiện
    • Các Khóa Đào Tạo
      • Kế Hoạch Đào Tạo
    • Pháp Chế
      • Quan Hệ Lao Động
      • Xuất xứ hàng hóa
      • Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do
    • Hỗ Trợ Doanh Nghiệp
      • Dự Án Start-up
      • Sàn giao dịch bất động sản
  • Hội Viên
    • Quyền lợi & Nghĩa vụ
    • Đăng ký hội viên
    • Danh Sách Doanh Nghiệp
    • Hoạt động – kết nối
    • Đơn Gia Nhập – Điều Lệ – Hội Phí
  • Xúc Tiến TM Đầu Tư
  • Doanh Nhân – Doanh Nghiệp
  • Truyền thông

© 2006-2019 VCCI VŨNG TÀU - Xây dựng Phát triển XH.