Sửa Luật Giá nhằm ngăn chặn sai phạm trong hoạt động thẩm định giá

Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Luật Giá (sửa đổi), trong đó đề xuất sửa đổi quy định nhằm tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động thẩm định giá. Việc sửa đổi một mặt đáp ứng yêu cầu đặt ra trong việc củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định giá, chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng, lợi ích nhóm trong lĩnh vực giá; mặt khác, bảo đảm tính tương đồng đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính tương tự.

Đã quản lý chặt chẽ điều kiện hành nghề của doanh nghiệp

Chính sách cải cách và mở cửa nền kinh tế, phát triển cơ chế kinh tế thị trường đã làm cho các hoạt động kinh tế mua bán, liên doanh, liên kết, cổ phần hóa, sắp xếp và tái cơ cấu doanh nghiệp (DN) nhà nước, bảo hiểm, thế chấp tài sản để vay vốn… trở nên phong phú, đa dạng, làm nảy sinh nhu cầu khách quan về xác định giá trị của các tài sản tham gia vào các quá trình kinh tế.

Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), hành lang pháp lý về thẩm định giá ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Nếu như Pháp lệnh Giá ban hành năm 2002 chỉ có 1 mục với 6 điều quy định về thẩm định giá thì đến Luật Giá năm 2012 (văn bản có tính pháp lý cao hơn) đã có 1 chương, với 19 điều quy định về thẩm định giá. Sau đó, hàng loạt các văn bản các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, làm tiền đề quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của các DN thẩm định giá và các thẩm định viên đăng ký hành nghề trong những năm qua.

Sửa Luật Giá nNguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Thế Dươnghằm ngăn chặn sai phạm trong hoạt động thẩm định giá
Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Thế Dương

Nếu như năm 2009 chỉ có tổng số 44 DN thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá, với 148 thẩm định viên hành nghề, thì đến năm 2012, tổng số có 98 DN đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá, tăng 123% so với năm 2009, với số lượng thẩm định viên hành nghề là 535 người. Đến thời điểm 31/12/2020, sau 8 năm thực hiện Luật Giá đã có 409 DN thẩm định giá được cấp giấy chứng nhận, bằng 9,3 lần so với năm 2009 và 3,17 lần so với năm 2012, với 1.723 thẩm định viên hành nghề, bằng hơn 11,6 lần so với năm 2009 và hơn 3,2 lần so với năm 2012.

Tuy nhiên, hiện nay sau khi siết chặt hơn điều kiện hành nghề của thẩm định viên và điều kiện của người đại diện pháp luật của DN, theo quy định của Nghị định 12/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 89/2013/NĐ-CP thì số lượng DN thẩm định giá và thẩm định viên đủ điều kiện hành nghề đã giảm đáng kể. Cụ thể, chỉ còn 303 DN được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá và 1.464 thẩm định viên đủ điều kiện hành nghề.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra là đòi hỏi cấp thiết

Bên cạnh những thành công trong công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh dịch vụ thẩm định giá giai đoạn qua, đã phát sinh những tồn tại, như: hiệu quả quản lý chưa như mong muốn; hình thành nhiều DN nhỏ với số lượng thẩm định viên tối thiểu. Ngoài ra, đã xuất hiện hiện tượng tiêu cực và tình trạng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách hạ thấp giá và chất lượng dịch vụ… dẫn đến tình trạng không bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, gây bức xúc trong dư luận và xã hội…

Nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, cơ quan quản lý nhà nước thời gian tới tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá đầy đủ và đồng bộ; nghiên cứu sửa đổi Luật Giá về thẩm định giá, các văn bản hướng dẫn để kiện toàn các quy định nhằm ngăn chặn, xử lý các sai phạm trong hoạt động thẩm định giá.

Phối hợp với GIZ lấy ý kiến dự thảo Luật Giá (sửa đổi) về thẩm định giá

Sáng 15/7, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) phối hợp với Tổ chức quốc tế Đức (GIZ) tổ chức hội thảo lấy ý kiến dự thảo Luật Giá (sửa đổi) về thẩm định giá. Hội thảo nhằm lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo luật về vấn đề thẩm định giá, góp phần củng cố và phát triển hoạt động thẩm định giá nói chung và dịch vụ thẩm định giá nói riêng chuyên nghiệp, chuyên sâu các giao dịch về tài sản trong nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập.

 

 

 

 

 

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước sẽ rà soát, hoàn thiện Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá, đảm bảo phù hợp với điều kiện của Việt Nam và các tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế; tiếp tục củng cố và hoàn thiện việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá làm cơ sở tham chiếu khi thực hiện thẩm định giá…

Thời gian tới, theo Cục Quản lý giá, cơ quan quản lý sẽ tăng cường hoạt động quản lý kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá của DN thẩm định giá; thực hiện nghiêm, kịp thời việc xử lý thẩm định viên về giá và DN thẩm định giá. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá đang ngày càng có vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về thẩm định giá.

Đây là một chức năng quản lý đặc biệt quan trong đối với một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và có tính chuyên môn nghiệp vụ sâu và phức tạp như hoạt động thẩm định giá. Vì vậy, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chất lượng nhất là công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá đang là đòi hỏi, yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Tạo điều kiện để nghề thẩm định giá phát triển bền vững

Thời gian tới đặt ra những cơ hội và thách thức lớn đối với sự phát triển ngành nghề dịch vụ thẩm giá. Theo Cục Quản lý giá, nghề thẩm định giá cần phải được tiếp tục củng cố và có bước tiến bộ vượt bậc thì mới có thể đáp ứng được sự phát triển kinh tế – xã hội trong tình hình mới. Các doanh nghiệp (DN) cần phải có quy mô, năng lực thẩm định giá lớn hơn; thẩm định viên về giá yêu cầu phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt hơn và chuyên sâu, có tính chuyên nghiệp cao hơn; đồng thời quản lý nhà nước về lĩnh vực này chặt chẽ hơn.

Theo ông Nguyễn Kim Đức – Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, cơ quan chủ trì soạn thảo đã rất nỗ lực trong việc sửa đổi những bất cập tồn tại của Luật Giá hiện hành, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ nghề thẩm định giá, hạn chế việc cho thuê, cho mượn thẻ thẩm định viên về giá.

Về số thẩm định viên về giá, dự thảo Luật Giá (sửa đổi) quy định, DN khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải có 5 người (thay vì 3 người như trong Luật Giá hiện hành) có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại DN, chi nhánh DN phải có ít nhất 3 thẩm định viên về giá (thay vì 2 người). Ths. Đinh Thị Hà – Công ty TNHH Thẩm định giá VNG Việt Nam cho rằng, việc quy định tăng số lượng thẻ thẩm định viên tối thiểu đối với DN thẩm định giá và chi nhánh DN thẩm định giá sẽ phần nào giảm bớt được DN siêu nhỏ và góp phần nâng cao chất lượng DN thẩm định giá.

Bên cạnh đó, theo Ths. Đinh Thị Hà, thời gian qua đã xuất hiện tình trạng một số DN thẩm định giá thường xuyên thay đổi người đại diện theo pháp luật, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước đối với các DN này cũng như kiểm soát chất lượng hoạt động của chính DN. Việc quy định thời gian tối thiểu 1 năm để được tiếp tục là người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của DN thẩm định giá khác, sẽ phần nào khắc phục được tình trạng nêu trên. Đồng thời, việc yêu cầu cao hơn đối với người đại diện theo pháp luật DN thẩm định giá phải có ít nhất 36 tháng là thẩm định viên về giá hành nghề trước khi trở thành người đại diện theo pháp luật, nhằm hạn chế tình trạng quản lý kém, trình độ chuyên môn yếu của một số đại diện pháp luật.

Việc quy định vốn điều lệ tối thiểu và số vốn góp của các cổ đông là thẩm định viên cũng nhận được sự quan tâm của các DN thẩm định giá. Có ý kiến cho rằng, cần quy định vốn điều lệ nhằm góp phần nâng cao năng lực DN, thay vì phát triển về số lượng. Quy định như trên nhằm tạo điều kiện để phát triển nghề bền vững, có thể tăng mức vốn điều lệ hoặc quy định đối với vốn kinh doanh để quản lý tốt hơn số DN thẩm định giá.

Liên quan bài viết

Bài tiếp

NÊN XEM