CHÚNG TA ĐANG SỐNG TRONG MỘT THẾ GIỚI CỦA NHỮNG SAO CHÉP
Trẻ con chẳng bao giờ chăm chú lắng nghe lời người lớn
nhưng chúng lại luôn biết bắt chước
– James Baldwin –
Một trong những quyển sách đầu tiên tôi còn nhớ đã đọc khi bé là mộtquyển truyện cười. Tôi vẫn nhớ một trong những mẩu truyện cười cũ rich đã từng làm tôi và các bạn tôi chia rẽ. Đó là chuyện “Phải lấy tiền để tạo ra tiền” – bạn phải vẽ lại chính xác đồng tiền đó.
Thôi nào,đừng cười, tôi đã chẳng nói với bạn đó chỉ là một mẩu chuyện cười cũ rich thôi mà, đúng vậy không?
Nhưng ý nghĩa ở đây hoàn toàn không có gì đáng cười cả.
Tại sao chúng ta lại không tìm cách nào đó để sao chép lại cách tạo ra của cải?
Hãy nghĩ về điều đó – chúng ta có thể sao chép mọi thứ trong cuộc sống, đúng vậy không? Thế mà có một điều chúng ta lại chưa học cách sao chép: đó là việc tạo ra của cải thực sự! Hãy cùng bỏ chút ít thời gian để bàn về sức mạnh của việc sao chép. Và sau đó, chúng ta sẽ xem xét một vài lý do khiến hầu hết chúng ta không tìm cách sao chép việc tạo ra của cải.
Sao chép là điều mà chúng ta ai cũng giỏi
Mỗi chúng ta đều được Chúa ban cho một vài tài năng và những khả năng nào đó làm chúng ta trở thành những cá nhân khác biệt. Một số người có thể khiêu vũ khéo léo, trong khi số khác lại không thể nhảy theo đúng điệu nhạc. Một số khác lại có năng khiếu về nghệ thuật, trong khi những người khác lại gặp khó khăn ngay cả khi vẽ những đường nét đơn giản nhất. Một vài người chúng ta là những vận động viên tài năng, trong khi những người khác lại khó có thể đi theo một đường thẳng mà không ngã.
Thế nhưng có một điều mà bất cứ ai trong chúng ta cũng giỏi là – mà không có ngoại lệ – đó là sao chép.
Bạn đã bao giờ nghĩ xem chúng ta giỏi sao chép như thế nào chưa? Khi cần phải sao chép, chúng ta đều có năng khiếu cả. Chúng ta là những thiên tài về sao chép. Sao chép là một đặc điểm mà chúng ta đều xuất sắc và chúng ta đều có chung đặc điểm đó bất kể chúng ta đang sống ở đâu, bất kể chúng ta có năng khiếu đặc biệt gì. Khả năng ấy không phân biệt dù chúng ta giàu hay nghèo… dù chúng ta có khác biệt về màu da hay không… dù chúng ta là nam hay nữ… Điều mà chúng ta ai cũng giỏi là sao chép.
Vậy tại sao chúng ta vẫn không tìm ra cách nào để sao chép cách làm giàu?
Sao chép từ khi còn trong nôi cho đến khi yên nghỉ dưới lòng đất
Chúng ta bắt đầu sao chép, bắt chước ngay từ khi sinh ra. Chúng ta sao chép thứ ngôn ngữ mà ta nói… thức ăn ta ăn… cách để kiểu tóc… cách đi đứng… cách ăn mặc…
Khi bắt đầu tới trường, chúng ta học cách đọc và viết bằng cách sao chép lại các con chữ trong bảng chữ cái. Nếu bạn sinh ra trong một nền văn hóa phương tây, bạn sao chép hệ thống chữ viết từ trái sang bên phải sách. nếu bạn sinh ra ở một nơi nào đó ở châu Á bạn sẽ học cách viết từ phải qua trái.
Khi lơn hơn một chút, chúng ta học lái xe bằng cách bắt chước, đúng vậy không? Giáo viên hướng dẫn sẽ chỉ cho ta cách kiểm tra gương chiếu hậu… cách bật đèn xinhan… cách nhấn nhẹ vào cần ga… cách lái xe trong vận tốc cho phép… và dừng xe lại ở những điểm giao nhau. Càng bắt chước giáo viên hướng dẫn tốt bao nhiêu, chúng ta càng dễ dàng vượt qua bài kiểm tra lấy giấy phép lái xe dễ bấy nhiêu.
Nhập gia tuỳ tục
Chúng ta rất giỏi việc bắt chước những người xung quanh đến nỗi chúng ta thường lấy làm kinh ngạc trước phong tục và thói quen của những người thuộc các nền văn hóc khác. Đó là tất cả những gì mà câu tục ngữ “Nhập gia tuỳ tục” muốn đề cập tới. Đó là cách nói giản gị, hàm ý rằng chúng ta cần tôn trọng những nền văn hóa khác, đặc biệt là khi chúng ta tới thăm các quốc gia.
Những bao giờ nói cũng dễ hơn làm rất nhiều. Chúng ta đã cảm thấy quá quen với việc bắt chước phong tục tập quán quanh ta đến nỗi ta thường cảm thấy ngạc nhiên và buồn cười khi nghe những gì và các nền văn hóa khác đang bắt chước. Nếu nhìn vào danh sách ngắn dưới đây về những thứ đồ ăn vặt của khan giả khi xem truyền hình bạn sẽ hiểu điều tôi muốn nói.
Người Mỹ: bỏng ngô
Người Trung Quốc: chân gà
Người Nhật Bản: Bánh sandwich khi uống trà
Người Mexico: ngô rang
Người Ấn Độ: bánh sandwich thịt cừu
Người Hàn Quốc: mực khô
Bạn có tự nghĩ rằng:” Làm sao họ lại ăn những THỨ ĐÓ?” Mực khô?… Chân gà… chuyện cứ như đùa! Nhưng hãy đoán xem bạn có thể nhấm nháp thứ gì khi xem TV nếu bạn lớn lên ở Hàn Quốc… – đấy đúng là mực khô.
Sao chép cách chúng ta làm việc
Quan điểm của tôi là: có vô số những khác biệt giữa các nền văn hóa, nhưng mỗi một nền văn hóa đều có một đặc điểm chung là cách chúng ta tiếp nhận những thói quen hang ngày – chúng ta sao chép! Chúng ta sao chép nhiều đến nỗi thấy đó là điều hiển nhiên. Sao chép phổ biến đến nỗi nó trở thành bản năng của chúng ta, cũng giống như việc hít thở không khí vậy. Thế nên, tôi xin hỏi bạn lần nữa. Tại sao chúng ta vẫn chưa tìm ra cách sao chép việc tạo ra của cải?
Không còn nghi ngờ gì nữa, sao chép là công cụ học tập hữu hiệu nhất mà con người biết đến! Sao chép có ảnh hưởng tới hầu hết mọi giai đoạn trong cuộc đời chúng ta, từ những thói quen nhỏ nhất cho tới những quyết định quan trọng nhất có thể làm thay đổi cuộc đời chúng ta.
Ví dụ, chúng ta dành một phần cuộc đời cho công việc. Có bao giờ bạn tạm ngừng lại để xem mình đã học cách thực hiện những nhiệm vụ cần làm trong công việc? Bạn đã học cách viết một lá thư trên máy tính như thế nào? Làm thế nào mà bạn biết cách ăn mặc như thế nào khi đi làm? Và bạn huấn luyện những người mới vào nghề như thế nào? CÓ phải là bằng cách dạy họ sao chép lại những gì bạn đã làm hay không? Các nhà tâm lý gọi đó là “làm mẫu và phản ánh lại” Tôi gọi đó là một sự sao chép chuyên nghiệp.
Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta sao chép cách chúng ta sống trong suốt cuộc đời từ khi chúng ta sinh ra cho đến khi qua đời bởi vì sao chép là điều dễ dàng thực hiện… chúng ta không cần phải lúc nào cũng tạo ra mọi thứ từ con số “0”… sao chép bắt chước thường rất hiệu quả… và chúng ta sinh ra đã là những thiên tài về sao chép! Câu thành ngữ “khi dòm, khi bắt chước” có thể sẽ đơn giản là:”Chúng ta quan sát, chúng ta sao chép”.
Đó là lý do tại sao chúng ta nói rằng chúng ta sống trong một thế giới của những sao chép. Nếu có một điều mà bất kỳ ai trên thế giới cũng giỏi, thì đó sẽ là “biết sao chép”.
Một bài học lịch sử nhỏ về nghề sao chép
Chúng ta còn tiến xa hơn khi chúng ta sao chép cách kiếm tiền. Đã hang ngàn năm con cháu những người nông dân sao chép bố mẹ chúng và trở thành những người nông dân… con cháu những người thợ giày trở thành những người thợ giày. Đó là lý do tại sao rất nhiều người trong số họ có những từ nghề như Farmer, Smith (Thợ rèn), Carpenter (thợ mộc), Tailor (Thợ may)…
Với sự ra đời của Cuộc cách mạng Công nghiệp, hang triệu con cháu của những người mạng họ như Farmer, Smith, …đã từ bỏ nghề truyền thống và đổ ra thành phố để sao chép một khái niệm công việc, nghề nghiệp.
Sao chép nghề nghiệp đã có hiệu quả đối với một vài thế hệ, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, người đi đầu của cuộc Các mạng Công nghiệp. Vì nửa đầu của thế kỷ XX đã bị bao trùm bởi 2 cuộc chiến tranh thế giới và giai đoạn Đại suy thoái, hầu hết mọi người đều hồ hởi bắt chước gia đình,bạn bè mình và kiếm một công việc hành chính. Và chỉ cần những mong đợi của họ không vượt quá mức sống, những người đó cũng bắt chước suy nghĩ của người khác rằng: “ cần phải có một công việc” và đều hài long với những gì họ có.
Hãy suy nghĩ trước khi bạn sao chép
Cũng giống như hầu hết những thứ khác trong cuộc đời, sao chép cũng có mặt trái của nó. Đơn giản vì khi chúng ta sao chép cái gì đó, không hẳn là để làm cho nó tốt hơn… hoặc làm cho nó có hiệu quả… hoặc tạo ra năng xuất. Thật không may, tất cả việc sao chép quá thường xuyên là cái cớ để chúng ta lười suy nghĩ.
Điều này gợi tôi nhó đến câu chuyện về một ông già chủ cửa hang ở phố Marin đã đặt ở cửa sổ trước trong gian hang của mình một chiếc đồng hồ quả lắc lớn. Qua nhiều năm,ông chủ cửa hang nhận ra rằng một người đàn ông trông dáng vẻ đặc biệt cứ mỗi ngày vào buổi trưa lại dạo qua cửa hàng của mình, dừng lại trước chiếc đồng hồ quả lắc lớn… rút trong túi chiếc đồng hồ nhỏ… và cẩn thận chỉnh lại giờ.
Rồi đến một ngày, sự tò mò của ông chủ cửa hàng lên tới đỉnh điểm. Khi quý ngài nọ dừng lại trước chiếc đồng hồ quả lắc lớn, ông chủ cửa hàng chạy ra khỏi cửa hàng và hỏi người đàn ông nọ tại sao ông ta lại chỉnh lại giờ chiếc đồng hồ của ông ta mỗi ngày một lần.
Người đàn ông mỉm cười trả lời:”Tôi là quản đốc xưởng máy trong thị trấn này, tôi phải thổi còi tan ca lúc 5h chiều mỗi ngày, và tôi muốn chắc chắn rằng còi sẽ thổi đúng giờ”.
Ông chủ cửa hàng sửng sốt nhìn người đàn ông nọ và sau đó phá lên cười. Người đàn ông lùi lại và nói đầy tức tối “Buồn cười lắm sao?”
“Xin lỗi ông”, ông chủ cửa hàng đáp:”Tôi không có ý khiếm nhã như vậy nhưng tôi không thể nhịn cười được. ông thấy đấy, đã nhiều năm nay tôi chỉnh lại cái đồng hồ quả lắc lớn này theo tiếng còi báo hiệu 5h của ông”
Câu chuyện này là một minh hoạ hoàn hảo cho mặt trái của sự sao chép. Chúng ta sao chép những người khác…và những người khác laic chúng ta…và tất cả chúng ta thường giả định quá mức rằng những người chúng ta đi sao chép có câu trả lời “chính xác”. Tôi muốn lặp lại rằng, chúng ta giả định rằng chúng ta sao chép từ những người chúng ta cho là đúng.
Điều này càng đúng khi chúng ta tiếp nhận một công việc mà không thực sự suy nghĩ rằng:” tại sao họ lại làm công việc đó?” Tôi cho rằng hầu hết mọi người giả định rằng công việc là cách tốt nhất tẩo của cải thực sự, thế nhưng công việc chỉ tạo ra nguồn thu nhập nhất thời. Và có một sự khác biệt, một sự khác biệt lớn giữa 2 điểm này.
Hãy cùng xem xét lại việc sao chép công việc
Như những gì tôi đã nói, sao chép là một công việc học tập hữu hiệu nhất được con người biết đến. Những lúc này hay lúc khác chúng ta cần phải dừng lại và xem xét lại những giả định của chúng ta về những gì mà chúng ta đang sao chép và lý do tại sao – để chắc chắn rằng sao chép sẽ thực sự mang lại cho chúng ta những gì chúng ta nghĩ.
Trong toàn bộ chương này tôi đã luôn lặp đi lặp lại câu hỏi:” Tại sao chúng ta vãn chưa tìm được cách sao chép ra của cải?” Câu trả lời lại rất rõ rang – Hầu hết chúng ta đều sao chép những công cụ thay vì đi tìm cách thức tạo ra của cải.
Tại sao vậy? Bởi vì hầu hết mọi người giả định rằng một công việc là cách duy nhất để họ thực hiện hoá những ước mơ về tài chính của mình. Có lẽ họ không tin rằng có những nguồn của cải khác. Hoặc có lẽ họ không cho rằng họ có khả năng tạo ra của cải thực sự bằng cách làm việc ngoài lộ trình công việc.
Cho dù lý do là gì đi nữa, kết quả vẫn là như vậy. Hầu hết chúng ta đều trở thành những người nằm trong diện 95% thay vì trong diện 5% bởi vì chúng ta đang sao chép phần công việc và tạo ra nguồn thu nhập nhất thời thay vì phần tạo ra của cải thực sự.
Còn bạn thì sao? Bạn chon cái gì để sao chép? Liệu bạn có chọn giống như 95% những người kia, những người đã lựa chọn phần công việc?… Hay bạn lựa chọ con số 5% những người chọn sao chép cách tạo ra của cải thực sự?
Hãy từ bỏ những giả định của bạn!
Như một người khôn khéo đã từng quan sát, “lý trí của bạn giống như một chiếc ô che mưa. Nó chỉ có tác dụng khi được mở ra”. Hiện nay, hơn bao giờ hết, điều cấp bách là chúng ta phải mở rộng lý trí của chúng ta và nhận thấy rằng các công việc là một hệ thống tạo ra thu nhập chứ không phải tạo ra của cải.
Tôi tin rằng nếu chúng ta chú trọng đến việc tiến xa hơn trong cuộc sống – thayvì chỉ xoay xở chấp nhận nó – thì họ sẽ phải từ bỏ những giả định của họ và mở rộng lý trí với những phuơng thức tạo ra cua cải khác.
Tôi tin rằng những người thuộc diện 95% – những người tiếp tục chọn cánh gắn tấm biển “công việc” – sẽ tiếp tục chỉ dừng lại ở ngay con phố mà họ đã bắt đầu.
Tuy nhiên, tôi lại tin rằng, chúng ta thực sự mong muốn có được những kết quả khác và trở thành những người trong nhom 5% đó, chúng ta cần bước qua cánh cửa sẽ mở ra để tạo của cải.
Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ bàn rộng hơn về sự khác biệt giữa việc tạo ra thu nhập và cách tạo ra của cải lâu dài – và chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao của cải thực sự lại có thể dễ dàng đạt được trong thời buổi này hơn lúc nào hết trong lịch sử.