• Gia nhập Hội viên
  • Sitemap
Thứ Tư, 14 Tháng Năm, 2025
VCCI BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Advertisement
  • Trang Chủ
  • Giới thiệu
    • LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (VCCI)
    • Chức năng Nhiệm vụ
    • Điều lệ
    • Liên kết
  • Tin Tức
    • Tin VCCI Việt Nam
    • Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Hoạt động
    • Sự kiện
    • Các Khóa Đào Tạo
      • Kế Hoạch Đào Tạo
    • Pháp Chế
      • Quan Hệ Lao Động
      • Xuất xứ hàng hóa
      • Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do
    • Hỗ Trợ Doanh Nghiệp
      • Dự Án Start-up
      • Sàn giao dịch bất động sản
  • Hội Viên
    • Quyền lợi & Nghĩa vụ
    • Đăng ký hội viên
    • Danh Sách Doanh Nghiệp
    • Hoạt động – kết nối
    • Đơn Gia Nhập – Điều Lệ – Hội Phí
  • Xúc Tiến TM Đầu Tư
  • Doanh Nhân – Doanh Nghiệp
  • Truyền thông
Không có kết quả
Xem toàn bộ Kết quả
  • Trang Chủ
  • Giới thiệu
    • LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (VCCI)
    • Chức năng Nhiệm vụ
    • Điều lệ
    • Liên kết
  • Tin Tức
    • Tin VCCI Việt Nam
    • Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Hoạt động
    • Sự kiện
    • Các Khóa Đào Tạo
      • Kế Hoạch Đào Tạo
    • Pháp Chế
      • Quan Hệ Lao Động
      • Xuất xứ hàng hóa
      • Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do
    • Hỗ Trợ Doanh Nghiệp
      • Dự Án Start-up
      • Sàn giao dịch bất động sản
  • Hội Viên
    • Quyền lợi & Nghĩa vụ
    • Đăng ký hội viên
    • Danh Sách Doanh Nghiệp
    • Hoạt động – kết nối
    • Đơn Gia Nhập – Điều Lệ – Hội Phí
  • Xúc Tiến TM Đầu Tư
  • Doanh Nhân – Doanh Nghiệp
  • Truyền thông
Không có kết quả
Xem toàn bộ Kết quả
VCCI BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Không có kết quả
Xem toàn bộ Kết quả
Trang chủ Doanh Nhân - Doanh Nghiệp

[Gặp gỡ thứ Tư]: Doanh nghiệp, nhà đầu tư phải chủ động tham gia vào quá trình cải cách

07/03/2025
trong Doanh Nhân - Doanh Nghiệp, Tin Tức, Tin VCCI Việt Nam
Reading Time: 12 mins read
[Gặp gỡ thứ Tư]: Doanh nghiệp, nhà đầu tư phải chủ động tham gia vào quá trình cải cách

Không chỉ cần thích ứng với các thay đổi chính sách mà doanh nghiệp, nhà đầu tư còn phải chủ động tham gia vào quá trình cải cách…

Tổng bí thư Tô Lâm vừa làm việc với Ban kinh tế TW và đưa ra mục tiêu: Giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính; ít nhất 30% chi phí kinh doanh, đặc biệt là hải quan, chi phí tuân thủ quy định, chi phí không chính thức, bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết; phấn đấu trong vòng 2-3 năm môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong Top 3 của ASEAN.

Xung quanh nội dung này, Tạp chí Nhadautu.vn đã có cuộc phỏng vấn ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Bài học quan trọng về tư duy cải cách và cách thức triển khai chính sách

Thưa ông, lãnh đạo Đảng và Chính phủ đang khẩn trương, quyết liệt đưa ra các chủ trương, chính sách với tinh thần cải cách mạnh mẽ, tạo đột phá trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Tinh thần này rất giống với giai đoạn cuối thế kỷ trước, nhất là khi chúng ta xây dựng Luật Doanh nghiệp 1999. Ấn tượng của ông vào giai đoạn đó là gì?

Ông Đậu Anh Tuấn: Giai đoạn xây dựng và triển khai Luật Doanh nghiệp 1999 là một bước ngoặt quan trọng trong cải cách môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Khi đó, tinh thần đổi mới rất mạnh mẽ, với mục tiêu xóa bỏ các rào cản không cần thiết, trao quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp (DN) và thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân. Chính sách “xóa bỏ giấy phép con” đã tạo ra sự thay đổi mang tính đột phá, giúp DN dễ dàng gia nhập thị trường hơn.

Ấn tượng sâu sắc nhất về giai đoạn này là sự quyết liệt trong hành động của Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ. Việc cắt giảm hàng trăm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục thành lập DN không chỉ thể hiện quyết tâm cải cách mà còn tạo ra niềm tin lớn cho cộng đồng DN. Số lượng DN mới thành lập tăng mạnh, phản ánh tác động tích cực của môi trường kinh doanh thông thoáng hơn.

Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp 1999 không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà còn thể hiện tư duy cải cách tiên phong, đặt nền móng cho những cải cách tiếp theo, lan sang nhiều lĩnh vực khác. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong cách quản lý nhà nước, nhấn mạnh quyền tự do kinh doanh, người dân được phép làm những gì pháp luật không cấm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm… Điều này giúp giảm thiểu sự can thiệp hành chính không cần thiết vào hoạt động của DN. Đây là một bài học quan trọng về tư duy cải cách và cách thức triển khai chính sách hiệu quả…

Luật DN 1999 và việc triển khai thi hành Luật nhấn mạnh quyền tự do kinh doanh, người dân được phép làm những gì pháp luật không cấm. ảnh: PLVN

Nhưng sau đó, tinh thần này đã chùng xuống và có chuyên gia ví việc việc cắt giảm điều kiện kinh doanh như “cắt đầu Phạm Nhan”, tức là cứ cắt được điều kiện kinh doanh này lại “mọc” thêm vài ba điều kiện kinh doanh khác. Cùng với đó các chi phí liên quan đến DN cũng tăng lên. Theo ông đâu là nguyên nhân chính?

Ông Đậu Anh Tuấn: Việc tinh thần cải cách chững lại và hiện tượng “cắt đầu Phạm Nhan” trong cắt giảm điều kiện kinh doanh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Một trong những lý do chính là lợi ích cục bộ của một số cơ quan quản lý. Các điều kiện kinh doanh thường gắn liền với quyền lực quản lý và lợi ích kinh tế, nên dù một số điều kiện được cắt giảm, các quy định mới lại được bổ sung để duy trì sự kiểm soát. Điều này dẫn đến tình trạng “giảm một, mọc ba”, làm suy giảm hiệu quả của cải cách.

Ngoài ra, xu hướng gia tăng các chi phí liên quan đến DN cũng xuất phát từ việc thực thi chính sách chưa đồng bộ giữa các cấp chính quyền. Một số quy định pháp luật tuy được sửa đổi theo hướng thông thoáng hơn, nhưng cách thực thi lại tạo ra những rào cản mới. Thêm vào đó, chi phí tuân thủ pháp luật, chi phí từ kiểm tra, thanh tra hay các chi phí không chính thức vẫn là gánh nặng lớn đối với DN.

Theo kết quả khảo sát mới nhất của VCCI, nhiều DN vẫn phản ánh tình trạng điều kiện kinh doanh phức tạp, thủ tục hành chính rườm rà và chi phí không chính thức vẫn còn cao. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, khó khăn lớn nhất của DN hiện nay không chỉ nằm ở môi trường pháp lý mà còn ở khả năng tiếp cận vốn, tìm kiếm thị trường và duy trì hoạt động trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Các DN nhỏ và vừa chịu áp lực lớn hơn do ít có khả năng thích ứng với các chi phí phát sinh và rủi ro từ chính sách.

Để khắc phục tình trạng này, cần có sự giám sát chặt chẽ hơn trong quá trình xây dựng chính sách, đảm bảo việc cắt giảm điều kiện kinh doanh thực chất, tránh tình trạng thay đổi hình thức kiểm soát. Đồng thời, cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tăng cường minh bạch và giảm chi phí không chính thức để tạo ra môi trường kinh doanh thực sự thuận lợi cho DN.

Phải thay đổi tư duy quản lý từ kiểm soát sang hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Trong buổi làm việc với Ban kinh tế TW mới đây, Tổng bí thư Tô Lâm đã đưa ra mục tiêu rất cụ thể về giảm chi phí kinh doanh, chi phí tuân thủ, chi phí không chính thức, bãi bỏ điều kiện kinh doanh…Theo ông, trong bối cảnh hiện nay, các mục tiêu này có khả thi không và điều kiện cần và đủ để đạt được mục tiêu này?

Ông Đậu Anh Tuấn: Mục tiêu giảm chi phí kinh doanh, chi phí tuân thủ, chi phí thực hiện thủ tục hành chính và bãi bỏ điều kiện kinh doanh mà Tổng Bí thư Tô Lâm đề ra là một định hướng đặc biệt quan trọng để cải thiện môi trường kinh doanh. Tính khả thi của mục tiêu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là quyết tâm chính trị, cơ chế giám sát và sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

Quyết tâm chính trị thì chúng ta đã có, đã rõ từ kết luận của người đứng đầu Đảng và Nhà nước. Điều quan trọng thời gian tới là kế hoạch triển khai thực hiện.

Cần đảm bảo việc cắt giảm điều kiện kinh doanh không chỉ là hình thức mà thực sự tạo thuận lợi cho DN. Điều này đòi hỏi rà soát kỹ lưỡng toàn bộ hệ thống quy định, tránh tình trạng “cắt một, mọc ba”. Đồng thời, cần có sự tham gia của cộng đồng DN và các tổ chức độc lập trong quá trình đánh giá tác động của các chính sách mới.

Điều quan trọng nữa là phải thay đổi tư duy quản lý từ kiểm soát sang hỗ trợ DN phát triển. Việc giảm chi phí tuân thủ không chỉ đơn thuần là cắt bỏ thủ tục mà còn cần ứng dụng công nghệ, số hóa quy trình, giảm tiếp xúc trực tiếp giữa DN với cơ quan quản lý để hạn chế chi phí không chính thức. Ngoài ra, cần có cơ chế giám sát hiệu quả để đảm bảo những cải cách được thực thi trên thực tế, tránh tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.

Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, mục tiêu giảm chi phí kinh doanh và bãi bỏ điều kiện kinh doanh hoàn toàn khả thi, tạo động lực lớn cho DN phát triển và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Đến thăm và làm việc với Ban Kinh tế TW, Tổng bí thư Tô Lâm gợi mở nhiều nội dung đề nghị Ban Kinh tế TW tập trung nghiên cứu sâu, toàn diện để tham mưu, đề xuất với TW trong thời gian tới – Ảnh: TTXVN

Tổng bí thư Tô Lâm cùng đưa ra mục tiêu phấn đấu trong vòng 2-3 năm môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong Top 3 của ASEAN, theo ông, mục tiêu này có quá sức không? Đâu là yếu tố quan trọng nhất?

Ông Đậu Anh Tuấn: Theo cách đánh giá cũ của WB trước đây ở Doing Business thì trong ASEAN, Việt Nam xếp thứ 5. Hiện nay, Việt Nam hiện nằm trong số 50 nền kinh tế được đánh giá trong Báo cáo “Business Ready 2024” (B-READY) của Ngân hàng Thế giới (WB). Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ 4, xếp sau Singapore, Malaysia và Thái Lan.

Mục tiêu lọt vào Top 3 ASEAN trong vòng 2-3 năm tới là tham vọng nhưng không phải là không khả thi, nếu có quyết tâm cải cách mạnh mẽ và thực thi hiệu quả. Các quốc gia như Malaysia và Thái Lan có môi trường kinh doanh phát triển ổn định, Indonesia và Philippines cũng đang đẩy mạnh cải cách để thu hút đầu tư. Vì vậy, để thăng hạng nhanh chóng, Việt Nam cần có chiến lược đột phá, tập trung vào những lĩnh vực có tác động lớn đến năng lực cạnh tranh.

Yếu tố quan trọng nhất để đạt được mục tiêu này là cải cách thể chế và nâng cao hiệu quả thực thi chính sách. Điều này bao gồm việc cắt giảm thực chất các điều kiện kinh doanh không cần thiết, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ và tăng cường tính minh bạch trong quản lý nhà nước. Đồng thời, việc cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy chuyển đổi số cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn hơn.

Nếu Việt Nam thực hiện đồng bộ các giải pháp trên với quyết tâm cao, khả năng đạt Top 3 ASEAN trong môi trường đầu tư và kinh doanh là hoàn toàn khả thi, góp phần nâng cao vị thế kinh tế của đất nước trên trường quốc tế.

Tăng cường tiếng nói của doanh nghiệp, nhà đầu tư

Về phía DN, nhà đầu tư, ông có lời khuyên gì để góp phần cải thiện môi trường kinh doanh?

Ông Đậu Anh Tuấn: Để góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, DN và nhà đầu tư không chỉ cần thích ứng với các thay đổi chính sách mà còn phải chủ động tham gia vào quá trình cải cách.

Một trong những việc quan trọng nhất là tăng cường tiếng nói của DN thông qua các hiệp hội ngành nghề, tổ chức đại diện, nhằm phản ánh những khó khăn thực tế và đề xuất giải pháp thiết thực với cơ quan quản lý.

Tăng cường tiếng nói của DN thông qua các hiệp hội ngành nghề, tổ chức đại diện… Ảnh: NĐT

Ngoài ra, DN cần nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật và quản trị rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh các quy định có thể thay đổi nhanh chóng. Việc chủ động áp dụng công nghệ, số hóa quy trình, minh bạch trong hoạt động không chỉ giúp giảm chi phí tuân thủ mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần có chiến lược dài hạn, không chỉ nhìn vào các ưu đãi ngắn hạn mà cần đánh giá tổng thể về tính ổn định của môi trường kinh doanh và khả năng thích ứng của DN. Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý để đảm bảo sự minh bạch và thúc đẩy những cải cách có lợi cho cả DN và nền kinh tế là yếu tố then chốt để tạo ra một môi trường kinh doanh bền vững và hấp dẫn hơn.

Trân trọng cám ơn ông!

Nguồn: Tạp chí điện tử Nhà đầu tư
Chia sẻTweet
Bài trước

Nguy cơ đình lạm từ thuế quan Mỹ: Dự phòng nào cho Việt Nam?

Bài tiếp

Quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng

Liên quan bài viết

Chấm dứt chi phí không chính thức – mệnh lệnh từ Thủ tướng
Doanh Nhân - Doanh Nghiệp

Chấm dứt chi phí không chính thức – mệnh lệnh từ Thủ tướng

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
Doanh Nhân - Doanh Nghiệp

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam – Chile thúc đẩy hợp tác chiến lược
Quan Hệ Quốc Tế

Doanh nghiệp Việt Nam – Chile thúc đẩy hợp tác chiến lược

Gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng Đảng với nhiệm vụ chuyên môn
Tin VCCI Việt Nam

Gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng Đảng với nhiệm vụ chuyên môn

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân
Doanh Nhân - Doanh Nghiệp

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

LỄ RA MẮT “TỔ CHUYÊN GIA GÓP Ý CHÍNH SÁCH VÀ TƯ VẤN PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP” – NGÀY 16/05/2025
Bà Rịa - Vũng Tàu

CẬP NHẬT ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC LỄ RA MẮT ““TỔ CHUYÊN GIA GÓP Ý CHÍNH SÁCH VÀ TƯ VẤN PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP” – NGÀY 16/05/2025

Bài tiếp
Quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng

Quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng

NÊN XEM

Chấm dứt chi phí không chính thức – mệnh lệnh từ Thủ tướng

Chấm dứt chi phí không chính thức – mệnh lệnh từ Thủ tướng

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

XEM NHIỀU NHẤT

  • Bản tin PCI 2019 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

    Bản tin PCI 2019 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Đăng ký Đoàn công tác đi Trường Sa

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • 5 doanh nghiệp nội địa Việt Nam lọt Top 10 thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Khóa đào tạo Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp và chốt Sale thành công tổ chức ngày 29-30/10/2019

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Cái nhìn toàn diện về kinh tế 2 miền Nam Bắc Việt Nam chuyển biến ra sao qua 3 thập kỷ.

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
VCCI BÀ RỊA – VŨNG TÀU

LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
CHI NHÁNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

- Địa chỉ: 155 Nguyễn Thái Học, Phường 7, Thành phố Vũng Tàu
- Số điện thoại: 0254.3852710; Fax: 0254.3859651

▪ Website: https://vccivungtau.vn/
▪ Facebook: https://lnkd.in/gXTWzbSX
▪ Linkedin: https://lnkd.in/gtQ7nXKT
▪ Zalo OA: https://lnkd.in/gKqxa-DS

Chuyên mục

  • Bài viết
  • Danh Sách Doanh Nghiệp
  • Doanh Nhân – Doanh Nghiệp
  • Hoạt động
    • Các Khóa Đào Tạo
    • Hỗ Trợ Doanh Nghiệp
      • Dự Án Start-up
      • Sàn giao dịch bất động sản
    • Pháp Chế
      • Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do
      • Xuất xứ hàng hóa
    • Sự kiện sắp tới
    • Thị trường
  • Hội Viên
    • Đơn Gia Nhập – Điều Lệ – Hội Phí
  • Hội Đồng Doanh Nhân Nữ Khu Vực Miền Đông Nam Bộ
    • Bà Rịa Vũng Tàu
  • HĐ DN Nữ VCCI
  • Kế Hoạch Đào Tạo
  • Quan Hệ Lao Động
  • Quan Hệ Quốc Tế
    • Các Hiệp Định Thương Mại
    • Quan Hệ Các Quốc Gia Và Vùng Lãnh Thổ
    • Xúc Tiến TM Đầu Tư
  • Tin Tức
    • Bà Rịa – Vũng Tàu
    • Tin VCCI Việt Nam
  • Tuyển dụng
  • VCCI Bình Thuận
Không có kết quả
Xem toàn bộ Kết quả
  • Trang Chủ
  • Giới thiệu
    • LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (VCCI)
    • Chức năng Nhiệm vụ
    • Điều lệ
    • Liên kết
  • Tin Tức
    • Tin VCCI Việt Nam
    • Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Hoạt động
    • Sự kiện
    • Các Khóa Đào Tạo
      • Kế Hoạch Đào Tạo
    • Pháp Chế
      • Quan Hệ Lao Động
      • Xuất xứ hàng hóa
      • Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do
    • Hỗ Trợ Doanh Nghiệp
      • Dự Án Start-up
      • Sàn giao dịch bất động sản
  • Hội Viên
    • Quyền lợi & Nghĩa vụ
    • Đăng ký hội viên
    • Danh Sách Doanh Nghiệp
    • Hoạt động – kết nối
    • Đơn Gia Nhập – Điều Lệ – Hội Phí
  • Xúc Tiến TM Đầu Tư
  • Doanh Nhân – Doanh Nghiệp
  • Truyền thông

© 2006-2019 VCCI VŨNG TÀU - Xây dựng Phát triển XH.