Mặc dù năm 2022 là một năm nhiều khó khăn, Nga tiếp tục là một đấu thủ lớn trên trường địa chính trị của thế giới. Ngược lại với việc mất đi mối quan hệ với phương Tây, Moscow thể hiện thành công khả năng gây dựng cầu nối với đối tác nước ngoài trong khu vực Đông Á. Một ví dụ nổi bật của sự cởi mở với những liên lạc và cuộc đối thoại mới là Diễn đàn kinh tế quốc tế tại tp. St. Petersburg (SPIEF) năm nay.
Trong tháng Sáu năm nay có hơn 14 ngàn người từ 130 nước tới dự Diễn đàn SPIEF ở St. Petersburg. SPIEF đã trở thành một trong những sự kiện doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới. Kết quả là gần 700 thỏa thuận đã được ký cho tổng số tiền hơn 5.6 tỷ đồng rúp. Đại Sứ Việt Nam tại Liên Bang Nga – Đặng Minh Khôi đã trực tiếp tham gia Diễn đàn tại St. Petersburg.
Vào tháng Chín, Tổng Thống V. Putin lên kế hoạch tham gia vào diễn đàn tiếp theo tại thành phố Vladivostok. Diễn đàn Kinh tế Phương Đông thứ bảy (EEF-2022), một trong những nền tảng doanh nghiệp lớn nhất, nơi mà các doanh nhân và các chính trị gia từ các nước Đông và Đông nam Á có thể tìm tiếng nói chung và thảo luận về các vấn đề nghị sự toàn cầu, sẽ được tổ chức từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 8 tháng Chín.
Trước thềm EEF-2022, Tổng Thống V. Putin bày tỏ: “Nga là một phần của Châu á Thái Bình Dương và chúng tôi sẽ tạo ra một tâm điểm mạnh để thu hút nguồn vốn và việc tạo dựng nền kinh tế mới tại các vùng Viễn Đông, mở ra một không gian của cơ hội cho người dân thực hiện các ý tưởng và dự án kinh doanh táo bạo nhất.” Trong vấn đề này, Quan chức chính phủ Việt Nam, cũng như các đại diện doanh nghiệp, cần phải chú ý đến những cơ hội mà EEF-2022 đang mở ra trước mắt họ. Theo truyền thống, tại các Diễn đàn, vấn đề liên quan đến sự hợp tác trong khuôn khổ của ASEAN được thảo luận. Đây đồng thời là nơi mà các đại diện của phía Việt Nam có thể tham gia hoạt động tích cực nhất.
Một khía cạnh quan trọng của Diễn đàn EEF-2022 là sự tham gia trực tiếp của Tổng thống Nga V. Putin. Tất nhiên, điều này thực tế là động cơ thúc đẩy cho các nhà đầu tư và các công ty nước ngoài, bởi các thỏa thuận được ký kết với sự hiện diện của các nhà lãnh đạo Nga được đảm bảo bước triển khai. Cùng lúc đó, cần phải hiểu rằng Nga là một thị trường rất cạnh tranh, và để truy cập được thị trường ấy thì ta trước hết sẽ phải đối đầu với các nhà sản xuất Trung Quốc và Hàn Quốc.
Đối với Việt Nam, đẩy mạnh hoạt động về hướng Nga, đặc biệt là với các công ty ở Siberia và Viễn Đông, chính là một cơ hội để đa dạng hóa nền kinh tế, giải quyết câu hỏi quan trọng về các nguồn cung cấp nguyên liệu thô, thực phẩm và thiết bị, cũng như cơ hội trình bày sản phẩm của nước nhà. Gần đây, Nga đã rất chú tâm vào sự phát triển của các lãnh thổ phía đông. Việc này cũng chính là sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, sự phát triển của cảng biển và hỗ trợ cho khu vực kinh doanh. Đáng chú ý là quyết định của chính phủ Nga về việc tạo ra một khu vực ngoài khơi trên quần đảo Kuril để thu hút vốn nước ngoài.
Ta cũng cần lưu ý đến yếu tố thị trường hàng hóa và dịch vụ còn thiếu sót. Ngay bây giờ, các công ty phương Tây đang rời khỏi thị trường Nga khẳng đinh cơ hội và triển vọng cho nhà sản xuất ở châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, cần phải hiểu ý nghĩa của tính cạnh tranh cao trong sự thay thế vị trí đối tác của Nga. Trung Quốc là nước đi đầu trong việc thâm nhập thị trường Nga vào năm 2022. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư Trung Quốc đang nỗ lực chiếm lĩnh tối đa các ngách còn trống. Trong vấn đề này, các công ty Việt cần nỗ lực thu hút sự chú ý và đề xuất các điều kiện hợp tác thuận lợi.
Công nghiệp nhẹ là một trong những ngành định hướng xuất khẩu hàng đầu tại Việt Nam, là đơn vị có truyền thống và lịch sử lâu đời về may và kéo sợi dệt. Hiện nay ngành dệt may chiếm 16% tổng GDP của cả nước. Trong bối cảnh các hãng quần áo như H&M, Monki, Weekday, Adidas, Puma, Nike, Zara, Stradivarius, Uniqlo rút khỏi Nga, Việt Nam có thể xuất khẩu hàng hiệu của mình từ các nhà sản xuất như An Phước, Blu Exchange, Ninomaxx , Juno, Ren, Bitis. Các nhà sản xuất này không kém các hãng châu Âu về thời trang và chất lượng, nhưng là thương hiệu vẫn chưa được biết đến trên thị trường Nga. Ngoài ra, có nhiều nhà sản xuất đã sát nhập vào Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Viet Nam Textile and Clothing Association, viết tắt là VITAS). Vào năm 2012, Hiệp hội đã mở văn phòng đại diện của mình ở Moscow. Về mặt này, việc tham gia EEF-2022 là một xu hướng đầy hứa hẹn để tăng cường hợp tác và thâm nhập thị trường Nga.
Trong khuôn khổ của liên thỏa thuận giữa hai quốc gia, một số dự án đầu tư lớn đang được thực hiện ở Việt Nam, chẳng hạn như việc xây dựng nhà máy nhiệt điện Long Phú-1 (Công ty cổ phần khu vực Power Machines); cung cấp tua-bin gió và tổ chức sản xuất tổ máy tua-bin gió InS-V-1000 tại Việt Nam (Công ty TNHH Hệ thống Sáng tạo, Tổng công ty Sài Gòn); sự hợp tác của Công ty cổ phần Zarubezhneft và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong dự án dầu khí trên thềm lục địa của Liên Bang Nga và Việt Nam.
Một ví dụ nổi bật của hợp tác hiệu quả là dự án cơ sở hạ tầng lớn trong lĩnh vực vận tải hàng hải giữa Nga và Việt nam. Hiện nay, chiến lược phát triển các bến cảng DEEP C Nga đã được xây dựng và thông qua với thời gian thực hiện là 2023-2024.
Trong khuôn khổ của các dự án, nhà ga cảng Euro Jetty đã hoạt động để trung chuyển hàng hóa hóa dầu với công suất 3,6 triệu tấn mỗi năm.
Cũng cần lưu ý đến dự án Nga cung cấp cho Việt Nam một giải pháp công nghệ thông tin trong lĩnh vực chính phủ điện tử, an toàn thông tin và “thành phố thông minh”. Các thỏa thuận đã được ký kết giữa Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và CNTT hàng đầu tại Việt Nam, với các công ty Nga Rostelecom, Altarix, Kaspersky Lab, FORS và Netris.
Những ví dụ về hợp tác hiệu quả này là cơ sở tốt cho sự phát triển hơn nữa của quan hệ song phương. Đó là lý do tại sao Diễn đàn Kinh tế Phương Đông đóng vai trò như một nền tảng ưu tiên để kích hoạt cả các dự án hiện có và để đạt được một cấp độ mới của quan hệ Nga-Việt.
Truy cập đường link: https://forumvostok.ru/vi/