Đây là mục tiêu của buổi gặp gỡ Xuân Quý Mão giữa VCCI với lãnh đạo 7 địa phương khu vực phía Nam và cộng đồng doanh nghiệp do VCCI tổ chức.
Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công khẳng định, Nghị quyết số 24-NQ/TW về phát triển vùng Đông Nam Bộ và Nghị quyết số 31 ngày 30/12/2022 về phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, sẽ là cơ hội rất lớn cho các tỉnh, thành trong khu vực bứt phá phát triển.
Thực hiện 3 mục tiêu
Chủ tịch VCCI Phạm tấn Công cho biết, kể từ Đại hội toàn quốc VCCI lần thứ VII vào tháng 12/2021, VCCI đã có tầm nhìn và chiến lược hoạt động mới, gắn với mục tiêu xây dựng cộng đồng doanh nghiệp vững mạnh, quốc gia thịnh vượng. Với tầm nhìn mới, VCCI đang chuyển mạnh các hoạt động hướng tới phục vụ nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp và các địa phương.
Thời gian tới, VCCI sẽ tập trung đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với các tỉnh, thành phố để cùng địa phương thực hiện 3 mục tiêu: Thúc đẩy sự phát triển của giới doanh nhân, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp địa phương; Mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư trong nước và quốc tế; Xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương, đồng thời, phát triển theo hướng xanh và bền vững.
Cũng nói về cơ hội hợp tác, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đánh giá, Nghị quyết 24 và Nghị quyết 31 là những định hướng, những cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý để phát triển vùng Đông Nam Bộ, cũng như TP.HCM đúng với vai trò của một vùng kinh tế trọng điểm. Trong đó, TP.HCM là đầu tàu, là trung tâm và là cực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm.
Đặc biệt đối với Nghị quyết 24, Trung ương đã giao cho Thành phố triển khai các đề án quan trọng như: Dự án xây dựng Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế; Dự án xậy dựng TP.HCM trở thành Trung tâm tài chính quốc tế; Dự án xây dựng TP.HCM trở thành Trung tâm kết nối các sàn giao dịch công nghệ với các Trung tâm đổi mới sáng tạo trên cả nước; Dự án đầu tư xây dựng Cảng trung chuyển container tại Cần Giờ; Dự án hình thành vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ logistics dọc theo các tuyến đường vành đai 3, vành đai 4 TP HCM và các cao tốc và Dự án phát triển chuỗi công nghiệp đô thị Mộc Bài – TP HCM – Cái Mép…
Những dự án trên là cơ sở để TP HCM thực hiện vai trò đầu tàu kết nối các tỉnh trong khu vực cùng hợp tác phát triển. Qua đó, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ có cơ hội để bứt phá trở thành một trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước.
Còn nhiều thách thức
Doanh nhân Trần Bá Dương – Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Thaco Group cho rằng, những phát triển về hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, là phương tiện, công cụ để góp phần phát triển kinh tế. Tuy nhiên, phát triển kinh tế còn phải là năng lực cạnh tranh, vừa là cạnh tranh trong nội vùng và lớn hơn là cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
“Nền kinh tế một vùng, hay của một tỉnh đòi hỏi phải có tính tích hợp và bổ trợ. Trong phân công trách nhiệm đối với lãnh đạo các địa phương, cũng như đối với các địa phương trong Vùng Đông Nam Bộ cũng cần phải tạo ra được tính tích hợp và tính bổ trợ. Bên cạnh đó, các địa phương cần tập trung phát triển các ngành nghề ở các cấp độ đầu mối, các ngành nghề đòi hỏi chế biến sâu, hàm lượng công nghệ cao phù hợp với trình độ nhân lực và mức sông của từng địa phương”, ông Dương nhận định.
Dưới góc nhìn của một chuyên gia, ông Đậu Anh Tuấn – Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế VCCI đánh giá, Đông Nam Bộ là khu vực có tốc độ phát triển cao, tốc độ đô thị hóa nhanh. Các địa phương trong vùng đóng góp gần 32% GDP của cả nước và là nơi thu hút nhiều lao động từ khu vực nông thôn, nơi giải quyết sinh kế cho hàng triệu lao động từ các khu vực khác.
Tuy nhiên, vùng Đông Nam Bộ đang đối diện với những thách thức lớn trong phát triển kinh tế như: cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường và chất lượng quản trị công…
Từ những thách thức trên, ông Đậu Anh Tuấn nêu những kiến nghị với các tỉnh Đông Nam Bộ+, cụ thể: Nghiên cứu kỹ lưỡng và triển khai các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW; Thúc đẩy liên kết vùng một cách toàn diện, với ưu tiên trước mắt là phát triển cơ sở hạ tầng; Bên cạnh đó, cần quan tâm hơn nữa tới các kế hoạch hành động về phát triển kinh tế xanh, bảo vệ môi trường; Đồng thời, tiếp tục các nỗ lực cải thiện chất lượng quản trị công và tạo thuận lợi môi trường kinh doanh…
Bà Trần Tuệ Hiền – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước:
|
Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp