Tiếng nói từ doanh nghiệp – nhân tố quan trọng và chính xác

Công tác xây dựng pháp luật thời gian qua được đổi mới theo hướng ngày càng công khai, minh bạch, dân chủ và cởi mở.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)  Phạm Tấn Công khẳng định tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc khai thực hiện Kết luận 19-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, ngày 3/11.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc khai thực hiện Kết luận 19-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV.

Theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, trong thời gian vừa qua được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta đã có nhiều đổi mới, đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

“Nhân chứng” trong tiến trình đổi mới

Khung khổ pháp lý về kinh doanh của Việt Nam đã và đang ngày càng được hoàn thiện, đóng góp trực tiếp và quan trọng vào phát triển kinh tế của đất nước, được cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế ghi nhận.

Nhờ có môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp thế giới tới từ 136 nước. Đồng thời, chưa bao giờ Việt Nam có lực lượng doanh nhân, doanh nghiệp hùng hậu như ngày nay.

Với trên 850.000 doanh nghiệp, trên 25.000 Hợp tác xã, trên 5,6 triệu hộ kinh doanh cá thể, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trong giai đoạn 2016-2020.

Việt Nam cũng đã vươn lên vị trí thứ 22 thế giới về quy mô xuất khẩu, đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế. Việt Nam cũng đứng thứ 26 thế giới về quy mô ngoại hối với gần 100 tỷ USD theo đánh giá của Quỹ tiền tệ thế giới.

Suốt chặng đường phát triển của đất nước, Quốc hội đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế và sự lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Điểm lại các dấu mốc lớn của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đều gắn liền với sự ra đời của các hoạt động quan trọng từ Quốc hội khóa này”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công bày tỏ.

Đánh giá về công tác xây dựng pháp luật trong thời gian qua, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho rằng, người dân và doanh nghiệp được tham gia ngày càng nhiều hơn và quá trình hoạch định chính sách.

“Tiếng nói từ doanh nghiệp, ngành kinh tế, đối tượng chịu tác động chủ thể ngày càng được coi trọng và là nhân tố quan trọng, chính xác”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nói.

Theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và VCCI vừa được chứng kiến, vừa là nhân chứng rõ nhất cho tiến trình đổi mới hoạt động xây dựng pháp luật giai đoạn vừa qua.

Thực tế, là một cơ quan quốc gia đại diện cho đội ngũ doanh nghiệp, nhưng trước đây VCCI chưa có vai trò quan trọng, ít được tham gia sâu vào quá trình xây dựng pháp luật.

Song hiện nay, với quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luât và văn bản hướng dẫn đã chính thức ghi nhận vai trò, trách nhiệm của VCCI trong nhận diện và thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

VCCI đã tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao, nỗ lực chuyển tải đầy đủ tiếng nói của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật, đặc biệt là các dự án trình lên Quốc hội.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công.

Trong 5 năm trở lại đây, mỗi năm, VCCI nhận hàng nghìn góp ý với dự thảo văn bản quy phạm pháp đề nghị góp ý dự thảo văn bản pháp luật, trong đó có nhiều văn bản pháp luật từ các cơ quan chủ trì soạn thảo, các Uỷ ban của Quốc hội.

Trên cơ sở tập đoàn dự kiến của doanh nghiệp, hiệp hội nghiên cứu của các chuyên gia, trung bình mỗi năm VCCI gửi đi hơn hàng trăm kiến nghị.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho rằng, để đạt được kết quả nêu trên, bên cạnh yếu tố thu hút sự tham gia tích cực doanh nghiệp, điều quan trọng là VCCI nhận được sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời các cơ quan soạn thảo, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ, đặc biệt là từ các Ủy ban Quốc hội.

Trong bối cảnh quốc tế trong giai đoạn tới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, cùng với môi trường kinh tế xã hội mới, do tác động của chuyển đổi số và của biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ biến nhiều quy định pháp luật hiện hành thành lỗi thời, sẽ xuất hiện thực tiễn mới vào chưa được quy định trong luật pháp. Đây là thực tế khách quan và thách thức cho công tác xây dựng hệ thống luật pháp nước ta.

Bên cạnh đó, yêu cầu thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII đòi hỏi chúng ta phải khẩn trương xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng hiện đại, là nền tảng phát huy cao nhất sức mạnh của người dân, doanh nghiệp. Xây dựng và đưa nước ta trở thành quốc gia có mức thu nhập cao vào năm 2030, gia nhập nhóm các quốc gia phát triển khai vào năm 2045.

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cần phải đáp ứng các yêu cầu thách thức, như Xử lý được vấn đề đặt ra trong phòng, chống, khắc phục hậu quả của của đại dịch COVID-19.

Thích ứng với xu hướng phát triển xanh, bền vững của thế giới và ứng phó được với biến thôi, biến đổi khí hậu Việt Nam chúng ta sẽ là một trong 10 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới.

“Ngoài ra, hệ thống pháp luật tiếp tục giải quyết các vấn đề lớn khác, như kịp thời tháo gỡ những điểm nghẽn, kìm hãm sự phát triển, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huy động và sự hiệu quả hơn đất đai, tài nguyên”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nói.

VCCI đề xuất ý kiến

Để tăng cường, nâng cao vai trò, hiệu quả sự tham gia cộng đồng doanh nghiệp, VCCI trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật, trên tinh thần ủy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết, VCCI có một số đề xuất.

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và VCCI vừa được chứng kiến, vừa là nhân chứng rõ nhất cho tiến trình đổi mới hoạt động xây dựng pháp luật giai đoạn vừa qua.

Cụ thể, tiếp tục đổi mới cách thức triển khai lấy ý kiến doanh nghiệp và người dân để ngày càng thực chất. Tăng cường tính minh bạch hoạt động xây dựng văn bản pháp luật cần đăng tải công khai đầy đủ các tài liệu có liên quan, gồm cả đánh giá tác động chính sách, các góp ý của doanh nghiệp.

Việc tiếp thu của cơ quan chức năng, quá trình thảo luận và các vấn đề lớn. Nên cải tiến quy trình lấy ý kiến theo hương mở rộng thêm, tiếp tục lấy ý kiến về dự án luật trước khi trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ hai, không dừng ở việc lấy ý kiến trước khi trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu như hiện nay.

Bày tỏ sự phấn khởi khi Chủ tịch Quốc hội đã chỉ đạo tại cuộc làm việc với VCCI ngày mùng 7.10.2021 vừa qua, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công kiến nghị, Quốc hội cần giao VCCI hoặc một cơ quan phối hợp xây dựng và triển khai một chương trình nâng cao nhận thức, năng lực tham gia xây dựng pháp luật cho các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam.

Chương trình này nhằm tạo nền tảng vững chắc, nâng cao tính chủ động, tích cực, chất lượng tham gia ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp trong xây dựng, hoàn thiện các dự án luật trình Quốc hội.

Vẫn theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, có một thực tế đáng suy nghĩ, đó là có những dự thảo Luật khi lấy ý kiến, nhiều doanh nghiệp không tham gia, nhưng sau khi ban hành lại phản ứng rất mạnh vì không phù hợp với thực tế kinh doanh.

Toàn cảnh hội nghị.

Điều này có nguyên nhân do nhận thức và năng lực của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp còn hạn chế. Do vậy, chúng ta rất cần một chương trình hỗ trợ doanh nghiệp và hiệp hội thực hiện tốt hơn vai trò xây dựng pháp luật và chính sách.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cũng đề xuất, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng pháp luật. Theo đó, bên cạnh cổng thông tin của các bộ, ngành, thì cần xây dựng cổng thông tin quốc gia chuyên đăng các dự thảo văn bản pháp luật và thu thập ý kiến của doanh nghiệp và người dân.

Cổng thông tin này sẽ đăng tải dự thảo văn bản pháp luật cần lấy ý kiến, với thông tin đăng tải càng thân thiện, dễ tiếp cận, có các các phân tích, bình luận để doanh nghiệp, người dân hiểu sâu  và tham gia ý kiến.

Quốc hội xem xét bổ sung vào chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ này một số luật có vai trò quan trọng với cộng đồng doanh nghiệp như Luật về hộ kinh doanh, Luật về an ninh quốc phòng trong lĩnh vực kinh tế.

Đồng thời, khuyến khích các tổ chức, hiệp hội như VCCI chủ động có sáng kiến pháp luật. Bởi tại Điều 84 Hiến pháp năm 2013 quy định, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan Trung ương, các tổ chức thành viên có quyền trình sáng kiến pháp luật trước Quốc hội.

Nếu được chấp thuận các sáng kiến pháp luật, VCCI sẽ triển khai xây dựng, trình dự án Luật Trọng tài thương mại, Luật về hộ kinh doanh.

Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp

Liên quan bài viết

Bài tiếp

NÊN XEM