Trong cuộc tiếp đón Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, Chủ tịch VCCI mong muốn hợp tác với doanh nghiệp nước này trong phát triển nền kinh tế xanh.
Chủ tịch VCCI vui mừng trước việc có nhiều doanh nghiệp uy tín, lâu năm của Thụy Điển đã tham gia và kinh doanh thành công tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, ông Phạm Tấn Công cho biết còn nhiều tiềm năng, cơ hội để đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác và phát triển của doanh nghiệp hai bên, đặc biệt là tận dụng lợi thế do EVFTA cũng như hiệp định CCTPP mang lại. “Chúng tôi kỳ vọng đến năm 2055 Việt Nam sẽ thành một quốc gia phát triển”, Chủ tịch Phạm Tấn Công cho biết.
Và Việt Nam cũng sẽ tập trung phát triển công nghiệp hiện đại, tuy nhiên vẫn sẽ chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường. Với việc Thụy Điển là một quốc gia có thế mạnh trong việc phát triển đi kèm bảo vệ môi trường, lãnh đạo VCCI mong muốn trong tương lai “các bạn sẽ hỗ trợ chúng tôi bằng cách đă công nghệ, chuyên gia và đầu tư vào lĩnh vực này”.
Chủ tịch VCCI cũng đề cập đến việc VCCI đang xây dựng và phát triển Green Index, chỉ số này được xây dựng dựa trên cơ sở chỉ số PCI trong suốt 16 năm qua. PCI đưa ra chỉ số về môi trường kinh doanh của các tỉnh thành tại Việt Nam, điều này có vai trò quan trọng giúp lãnh đạo chính phủ theo dõi cũng như biết được đâu là những tỉnh thành có môi trường kinh doanh tốt và ngược lại để có những hỗ trợ sớm nhất cho cộng đồng doanh nghiệp.
“Với cơ sở như vậy, chúng tôi đã xây dựng và phát triển Green Index để khuyến nghị các tỉnh thanh quan tâm hơn nữa đến vấn đề môi trường. Tuy nhiên, chúng tôi còn thiếu kinh nghiệm, các nguồn lực và nhân lực. Vì vậy, sẽ rất tốt nếu các bạn có thể hỗ trợ để nâng cao hơn nữa nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng trong vấn đề môi trường”, Chủ tịch Phạm Tấn Công cho biết.
Về phía Thụy Điển, theo đại sứ đến nay đã có khoảng 60-70 doanh nghiệp Thụy Điển hoạt động tại Việt Nam, đa số đều là doanh nghiệp đã thành lập lâu năm tại Việt Nam như Astrazenecca, Ikea, Testra,Ericcson, HM và họ đều nhận được những tác động tích cực từ EVFTA.
“Tôi hy vọng thông qua EVFTA sẽ có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đến Việt Nam. Tôi rất lạc quan về điều này mặc dù COVID-19có những ảnh hưởng nhất định. Một phần cũng do các doanh nghiệp Thụy Điển đa số là doanh nghiệp nhỏ nên họ không muốn chịu rủi ro để mở rộng kinh doanh trong giai đoạn này. Ngược lại đối với các doanh nghiệp lớn của Thụy Điển năm 2020 lại là cơ hội tốt mặc dù vẫn có nhiều khó khăn thách thức”, bà Ann Måwe cho biết
Về vấn đề phát triển đi kèm với bảo vệ môi trường, bà Ann Måwe hoàn toàn ủng hộ và cho biết rất vui mừng vì Việt Nam cũng đã cam kết tại COP26 về giảm thải carbon đến năm 2025. Cùng với đó, để giảm thải carbon việc thay đổi lĩnh vực năng lượng và chuyển đổi từ ngành công nghiệp nặng là rất quan trọng. Chia sẻ thêm, Đại sứ cho biết, Thụy Điển có nhiều doanh nghiệp lĩnh vực này cũng như lĩnh vực năng lượng tái tạo và mong muốn hợp tác với Việt Nam. “Đây cũng là linh vực mà chúng tôi đặc biệt muốn chia sẻ kinh nghiệm cũng như công nghệ, phương pháp với Việt Nam”, bà Ann Måwe nói thêm.
Bà Đại sứ cho biết, hiện tại ở Thụy Điển đã phát triển Thép không sử dụng nhiên liệu hóa thạch đầu tiên trên thế giới . Trong lĩnh vực xây dựng, xi măng cũng đã chuyển hóa dùng vật liệu không nhiên liên liệu hóa thạch. Trong lĩnh vực than đá, cũng đang kì vọng sẽ không sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
“Thụy Điển còn có cơ chế một Thụy Điển không dùng nhiên liệu hóa thạch. Chính phủ, các liên hiệp ngành nghề và các nhà khoa học tham gia vào. Các doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu giảm nhiên liệu hóa thạch và tôi thấy là họ làm vậy không chỉ vì yêu câu của chinh phủ mà họ hiểu rõ việc này sẽ đem lại lợi ích cho họ. Sự chuyển hóa này sẽ tốt cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, Chủ tịch VCCI cũng quan tâm đến vấn đề đạo đức trong kinh doanh. Ông cho biết trong 30 năm qua Việt Nam đã phát triển vô cùng nhanh chóng. Rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đến lợi nhuận mà chưa thực sự chú trọng đến đạo đức trong kinh doanh cũng như văn hóa doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp đã xây dựng được văn hóa cho công ty minh nhưng không phải là tất cả các doanh nghiệp đều làm được điều này. “Và chúng ta cần phải giúp doanh nghiệp nhận thức vấn đề này, xây dưng các tiêu chuẩn về văn hóa doanh nghiệp, kinh doanh cho toàn bộ hệ thống doanh nghiệp ở Việt Nam. Điều này sẽ giúp cho cộng đồng doanh nghiệp quốc tế hiểu rõ và tin tưởng ở Việt Nam hơn. Rất mong cộng đồng doanh nghiệp quốc tế và đặc biệt là doanh nghiệp Châu Âu cùng hợp tác và chia sẻ với chúng tôi về vấn đề này”, ông Phạm Tấn Công cho biết.
Còn về vấn đề đối thoại chính sách. Trước đây, doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến vấn đề vận động, hỗ trợ chính sách. Tuy nhiên, trải qua đại dịch COVID 19, khi rất nhiều chính sách mới có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp cũng đã nhận ra rằng nếu họ không quan tâm đến quá trình xây dựng chính sách thì khi các chính sách này được đưa ra sẽ ảnh hưởng lớn đến họ.
“VCCI ngoài nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp còn hoạt động tích cực trong công tác vận động và hỗ trợ chinh sách. Các hiệp hội cũng tìm đến VCCI và hiểu rõ họ cần tham gia vào quá trinh này. Chúng tôi cũng rất mong các bạn sẽ hỗ trợ, chia sẻ thêm kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực này”, Chủ tịch VCCI bày tỏ.
Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp