TĂNG TRƯỞNG THEO CẤP SỐ CỘNG:
TRAO ĐỔI THỜI GIAN LẤY TIỀN BẠC
Làm việc cả ngày
Sống trên đống cỏ
Đến khi chết đi
Pie in the sky
- Joe Hill, người tổ chức công đoàn
Tôi thường nói với những người tham gia các buổi hội thảo của tôi rằng phần lớn công nhân đều làm theo phương pháp 40/40/40 – họ làm việc 40 giờ một tuần … trong 40 năm… và rồi khi nghỉ hưu họ được nhận 1 bữa tiệc chia tay và 1 chiếc đồng hộ trị giá 40$.
Những cũng giống như rất nhiều thứ trong thế giới đầy biến động của chúng ta, phương pháp 40/40/40 đã trở nên lỗi thời. Ngày nay, hầu hết chúng ta đều làm theo phương pháp 50/50/50. Giờ đây chúng ta làm việc 50 giờ một tuần … trong 50 năm… và nghỉ hưu với mức lương chỉ bằng 50% số tiền đủ sống!
Guồng quay thời gian -đổi lấy -tiền bạc
Phương pháp 50/50/50 là ví dụ điển hình của phương pháp kiếm tiền vì nó phụ thuộc vào sự tăng trưởng theo cấp số cộng. Công thức tính toán thu nhập tăng trưởng theo cấp số cộng vô cùng đơn giản:
H (lương theo giờ) x N (giờ công) = I (thu nhập)
Cấp số cộng được định nghĩa là “đầu ra tỷ lệ với đầu vào” nói nôm na nghĩa là bạn sẽ thu được những gì bạn cho đi – chẳng hơn, chẳng kém. Trong phương pháp tăng trưởng thu nhập theo cấp số cộng, một đơn vị thời gian bằng một đơn vị tiền bạc. Kết quả là, cách tốt nhất để tăng thu nhập dựa vào tăng trưởng theo cấp số cộng là làm việc nhiều giờ hơn.
Nào, nhìn lướt qua thì tăng trưởng theo cấp số cộng có vẻ khá hợp lý. Phương pháp này đền đáp xứng đáng cho những người được trả mức lương theo giờ khá cao và sẵn sang làm việc thêm giờ. Nhưng khó khăn với những nhân viên có thu nhập dựa và tăng trưởng theo cấp số cộng là thu nhập của họ sẽ luôn bị giới hạn, bất kể mỗi giờ họ kiếm được bao nhiêu tiền đi chăng nữa.
Thợ sơn và chuyên viên
Để các bạn có thể thấy rõ được giới hạn của tăng trưởng theo cấp số cộng, chúng ta hãy cùng xét trường hợp của 2 người làm 2 nghề khác nhau mà tôi quen – một người làm thợ sơn còn người kia là bác sỹ.
Người thợ sơn nhà tên là Gary, anh ta có một căn xưởng nhỏ chuyên sơn và dán tường nhà ở Clearwater, Florida, gần nhà tôi. Gary làm việc rất chăm chỉ. Anh ta đi làm từ sang sớm đến tối mịt. Nếu cần anh còn làm việc vào những ngày cuối tuần.
Mỗi khi nhận việc, anh tính công lao động la 12 $ một giờ. Nhưng sau khi trừ đi số giờ bỏ ra để đi lại, mua đồ nghề tại các cửa hàng, vv và vv, thì tiền công của anh chỉ còn lại khoảng gần 10$ một giờ. Nếu Gary may mắn có thể làm việc 10 tiếng một ngày, 6 ngày một tuần, thì trong một năm anh ta sẽ kiếm được:
1×10$=10$/h
60h/ tuần = 600$
50 tuần/ năm = 30.000$
Giờ đây, 30.000$/năm chẳng đáng là bao nhiêu. Có rất nhiều người mong muốn kiếm đc trong một năm. Nhưng đó là số tiền tối đa Gary kiếm được trong 1 năm khi làm ăn thuận lợi, khi công việc tiếp nối công việc. Những chúng ta hãy xem Gary phải trả giá thế nào cho một năm làm ăn thuận lợi như vậy:
* Anh ta chỉ còn có một ngày duy nhất trong tuần dành cho vợ con.
* Anh ta không bao giờ kiếm được nhiều hơn 30.000$ một năm, cho dù có cần cù lao động đến đâu chăng nữa.
* Anh ta ít khi có thời gian nghỉ ngơi, mà nếu có cũng là lúc anh ta quá mệt mỏi (hoặc kiệt sức) để có thể hưởng thụ và thư giãn.
Và đây mới là điều tồi tệ nhất của sự lao động kiếm trên cơ sở sự tăng trưởng theo cấp số cộng: Gary chỉ có thể nhận được tiền công cho những việc anh ta đã làm. Nghĩa là một khi anh ta nhận xong đợt lương cuối cùng, anh ta lại quay trở lại guồng quay đổi thời gian-lấy-tiền bạc
Chuyên viên: cũng chẳng hơn gì anh thợ sơn ngoài mức thu nhập cao
Giờ thì chúng ta hãy quay lại với trường hợp của ngàu John Smith, Giám đốc điều hành, người có thu nhập 150.000$/năm trong ngành y. Ngài Smith là một bác sỹ đa khoa có phòng khám tư nhân của riêng mình. Mặc dù hau trong bốn nhân viên chính thức của ông ta là y tá có tay nghề, bác sỹ Smith vẫn phải khám riêng cho từng bệnh nhân. Vì vậy ông ta phải làm việc 8 tiếng/ngày, 6ngày/tuần để tiếp bệnh nhân.. rồi sau đó dành ra 2 tiếng nghỉ mỗi ngày để hoàn thành giấy tờ sổ sách … và 2 ngày chủ nhật mỗi tháng cho những vấn đề về kinh doanh khác.
Cách duy nhất để bác sỹ có thể tăng thêm thu nhập là tăng giờ làm việc. Nhưng vì ông ta đã phải làm việc 8 tiếng một ngày, khi về đến nhà ông ta đã quá kiệt sức để kèm cặp con cái học hành hoặc chơi bong với con trai – nói gì đến tăng thêm giờ làm việc
Nô lệ của công việc
Đúng là bác sỹ Smith kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng cái giá ông ta phải trả là trở thành P.O.W – một Tù nhân của Công việc (Prisoner of work)! Ông ta cảm thấy bế tắc! ông chán nản.. tức giận… và buồn rầu… nhưng ông ta chẳng biết phải làm sao. Vì vậy ông ta cứ tiếp tục quay trở lại với cái mỏ muối, tiếp tục đổi thời gian của mình lấy tiền bạc và hy vọng mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp hơn – nhưng tự bản than ông ta cũng biết đó chỉ là mơ ước hão huyền.
Đó chính là nhược điểm của thu nhập dựa trên tăng trưởng theo cấp số cộng – nếu bạn không đích than làm việc, công việc sẽ bị đình trệ. Và cách duy nhất để bạn nhận được tiền công là tiếp tục làm việc, hết lần này qua lần khác. Lạy trời để cho anh thợ sơn và ông bác sỹ đùng bao giờ ốm đau hay bị thương để họ vẫn có thể làm việc.
Mức lương làm việc của bạn ra sao?
Thế còn bạn thì sao – bạn cũng đang làm những công việc trao đổi thời gian lấy tiền bạc đấy chứ? Nếu vậy, mức lương làm việc của bạn ra sao? Dưới đây là là danh sách các công việc và mức lương trung bình hang năm do tờ tạp chí Parade đưa ra trong các báo cáo thường niên “Chúng ta kiếm được bao nhiêu” Bạn hãy xem và so sánh mức lương hang năm của bạn với những công việc khác:
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CHO CÁC CÔNG VIỆC Ở MỸ NĂM 1996 * | |
Nghề nghiệp | Lương hàng năm (đô la) |
Bảo vệ ở bệnh viện | 17.000 |
Giáo viên Trung học | 33.500 |
Luật sư cho Doanh nghiêp | 85.500 |
Thư ký | 16.000 |
Nhân viên bán hàng | 10.000 |
Tổng thống Mỹ | 200.000 |
Phóng viên báo chí | 32.000 |
Đại lý du lịch | 28.000 |
Bác sỹ | 141.000 |
Bộ trưởng | 23.500 |
Kế toán | 39.000 |
* Mức thu nhập trung bình của mỗi hộ gia đình ở Mỹ là 38.962$ |
Bạn ngạc nhiên khi so sánh mức lương của bạn với những mức lương khác trong cả nước chứ? Nhưng bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn nếu so sánh mức lương cả năm của mình với mức lương mà Tồng Giám Đốc (CEO) của một công ty lớn nhận được
Chúng ta hãy cũng so sánh mức lương của một Tổng giám đốc với mức lương tế bào của một công nhân vào thời điểm năm 1996:
Khoảng cách giữa Tổng Giám đốc và một công nhân
Mức lương của Tổng Giám đốc: 3,7 triệu $ >< Mức lương của công nhân: 20.000$
Tỷ lệ=187/1
Không thể tin nổi làm thế nào một người trong công ty lại có thẻ đạt mức thu nhập lên tới 3,7 triệu $, trong khi những người công nhân bình thường cũng trong công ty đó chỉ kiếm được có 20.000$? Bạn hẳn sẽ tự hỏi Tại sao lại thế?
Dùng phương pháp đòn bẩy để phá cái bẫy thời gian-đổi-tiền bạc
Tôi có thể trả lời câu hỏi của bạn chỉ bằng một từ – PHƯƠNG PHÁP ĐÒN BẨY. Bạn thấy đấy, khi một công nhân đổi thời gian của mình lấy tiền bạc, thu nhập của anh ta tăng lên theo cấp số cộng. Một đơn vị thời gian tương ứng với một đơn vị tiền bạc. Người công nhân đó có được thu nhập hoàn toàn dựa vào nỗ lực một phía của bản than anh ta.
Trái lại, vị Tổng Giám đốc lại dùng chính các nhân viên của mình làm đòn bẩy cho thời gian và tài năng của ông ta. Thay vì kiếm được tiền hoàn toàn nhờ vào nỗ lực đơn phương của mình, thu nhập của ông ta chính là một phần tỷ lệ công sức của toàn bộ nhân viên. Đó chính là điều J.Paul Getty phát hiện ra khi ông phát biểu” tôi thà thu được 1% công sức của 100 người còn hơn chỉ có 100% công sức của riêng mình”. Đó chính là lý do vì sao phương pháp đòn bẩy lại có tác động mạnh mẽ đến vậy – Bạn thu được một chút từ nỗ lực của cả một tập thể những người khác.
Một ví dụ điển hình là thành kẹo Hershey. Mỗi thanh kẹo này chỉ thu được lợi nhuần thuần nhiều nhất là 1-2 xu. Nhưng mỗi năm họ bán ra hàng tỷ thanh kẹo Hershey trên toàn thế giới. Điều đó giúp cho nhà sản xuất kéo Hershey, tập đoàn Mars, có được lợi nhuận hàng năm trên 1 tỷ$, hết năm này qua năm khác. Và điều đó cũng giúp cho CEO của Hershey kiếm được nhiều tiền, NHIỀU tiền đến như vậy sao?
Vị cư sĩ và chiếc cưa máy
Khái niệm lực đòn bẩy cũng giống như câu chuyện về vị cư sĩ và chiếc cưa xích. Một ngày nọ, vị cư sĩ rời khỏi cái hang trên núi nơi ông vẫn ẩn cư, đi xuống cửa hàng bán dụng cụ ở địa phương.
“Tôi sẽ chuyển ra khỏi cái hang của mình và tự xây cho mình một ngôi nhà mới bằng gỗ,” vị cư sĩ tự hào nói với chàng trai bán hàng. “Tôi cần một cái cưa tốt nhất mà cửa hàng của cậu có – giá cả không thành vấn đề”.
Chàng trai biến mất vào kho và một lúc lâu quay trở lại với một chiếc cưa xích mới toanh.”Đây là chiếc cưa tốt nhất đấy”, chàng trai nói một cách tự tin. “Nó sẽ cắt xuyên qua các khúc cây giống như con dao cắt vào bơ vậy. Tôi đảm bảo nó sẽ giúp ngài cưa được đống gỗ bằng người khác cưa mất một tháng chỉ trong một ngày – nếu không tôi sẽ hoàn lại tiền cho ngài!”
Vị cư sĩ rất vui mừng, ông ta trả tiền cho người bán hàng, cầm lấy chiếc cưa xích mới toanh và quay trở về núi.
Đúng một tháng sau, vào một ngày người bán hàng đang bận rộn với việc sắp xếp bày biện hàng hoá, anh ta nghe thấy giọng vị cư sĩ rít lên: “Này, Sonny, như anh đã hứa, tôi đến để trả lại cái cưa này và lấy lại tiền đây”
Người bán hàng ngẩng lên nhìn vị cư sĩ già nọ – nhưng anh ta vô cùng sửng sốt! Vị cư sĩ trông như đã không ngủ hàng tuần nay rồi. Quần áo của ông ta rách bươm, bẩn thỉu, lẫn máu và mồ hôi. Cứ như thể ông ta đã phải làm việc quần quật đến suýt chết vậy.
“Chuyện gì xảy ra với ngài vậy?” người bán hàng lắp bắp nói- “Trông ngài kinh khủng quá”
Vị cư sĩ già thu hết sức lực còn lại nhấc chiếc cưa đặt lên mặt quầy và gầm lên, “Đây là chiếc cưa chết tiệt anh bán cho tôi đây. Anh nói trong một ngày nó có thể cưa được lượng gỗ mà người khác cưa trong một tháng. Thế mà đến nay tôi đã sử dụng nó trong 30 ngày mà chẳng thể cưa nổi lượng gỗ mà người khác cưa trong một ngày đấy. Tôi muốn anh trả lại tiền cho tôi”
Người bán hàng hốt hoảng xin lỗi và nói. “Chắc chắn rồi, thoả thuận là thoả thuận. Hãy để tôi xem chiếc cưa giúp ngài. Biết đâu tôi lại tìm ra chỗ hỏng của nó thì sao”.
Người bán hàng giật mạnh cái dây kéo … và chiếc cưa xích rú lên – “R-R-R-R-R-R-R-R-R-R-R-R”
Vị cư sĩ nhảy bật về phía sau như thể bị bắn trúng và hét lên át tiếng chiếc cưa :”TIẾNG ĐỘNG QUÁI QUỶ GÌ VẬY?”
Bài học về lực đòn bẩy
Bạn có thể tưởng tượng ra việc vị cưa một thân cây bằng cưa máy không bật thì sẽ thế nào không? Đó là nguyên nhân vì sao vị cư sĩ nọ trông lại mệt lử và kiệt sức đến vậy. Cây chuyện trên giúp chúng ta rút ra bài học rằng lực đòn bẩy là một công cụ cực kỳ hữu ích, nhưng chỉ với điều kiện là chúng ta có thể áp dụng vào thực tiễn.
Rõ rang chiếc cưa máy là một dụng cụ tuyệt vời để thúc đẩy thời gian và nỗ lực. Nếu bạn từng dùng một chiếc cưa tay để chặt một cây gỗ lớn, bạn sẽ hiểu ý tôi. Điều trớ trêu trong câu chuyện là vị cư sĩ có trong tay một dụng cụ tuyệt hảo để làm đòn bẩy nhưng chỉ có điều ông ta không biết sử dụng mà thôi! Nói cách khác, ông ta thất bại không phải vì thiếu kỹ năng hay thiếu nỗ lực mà ông ta thất bại vì thiếu hiểu biết!
Chúng ta cũng có thể nói như vậy về những người bình thường khác. Nhờ sức mạnh của phương pháp đòn bẩy chúng ta có thể đạt được mục tiêu đề ra chỉ trong một phần thời gian thong thường, với một phần nỗ lực bình thường. Thực tế là chúng ta có thể “chặt được lượng gỗ bằng người khác chặt trong một tháng chỉ trong một ngày”. Nhưng để có thể tận dụng được phương pháp đòn bẩy, chúng ta phải biết đến sự tồn tại của lực đòn bẩy. Nếu không chúng ta sẽ có kết cục giống như vị ẩn sĩ trong câu truyện trên – chúng ta tiếp tục cố gắng làm việc chăm chỉ hơn để trao đổi thời gian của mình lấy tiền thay vì làm việc theo phương pháp hiệu quả hơn bằng cách thúc đẩy thời gian và công sức của mình.
Chẳng phải đó là lý do vì sao đến tuổi 65, những người bình thường sẽ chết đi…. Hoặc khánh kiệt… hoặc trở nên phụ thuộc vào nhà nước, gia đình hoặc nhà thờ hay sao – có quá nhiều người đang làm theo phương thức tăng trưởng theo cấp số cộng thay vì theo cấp số nhân?
Hiểu biết là bước đầu
Nhờ áp dụng phương thức đòn bẩy đúng đắn và hoàn cảnh thích hợp, chúng ta có thể dời non lấp biển… và chúng ta có thể kiếm được hàng triệu đôla
Câu hỏi đặt ra ở đây là, “Bạn muốn áp dụng phương thức làm giàu nào?”
Bạn có muốn làm giàu theo phương thức tăng trưởng theo cấp số cộng và có kết cục giống như vị cư sĩ nọ, dung khoảng thời gian lớn lao của mình để đổi lấy những kết quả chẳng đáng là bao?
Hay bạn muốn giống như chàng trai bán hàng nọ, biết cách khởi động chiếc cưa xích để làm đòn bẩy?
Đó là những điều bạn sẽ được biết ở chương sau – những phương thức giúp chúng ta thúc đẩy thời gian và nỗ lực để phá vỡ cái bẫy thời gian-đổi-tiền bạc – VĨNH VIỄN- và khai thác được sự độc lập về tài chính mà chúng ta xứng đáng được hưởng.