Triển vọng kinh tế Việt Nam: (Kỳ 2) Cẩn trọng với các rủi ro

Kết quả của “trận chiến” ứng phó với đợt bùng dịch thứ năm của Việt Nam sẽ quyết định tốc độ phục hồi của nhu cầu trong nước và hoạt động đi lại quốc tế.


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trở ngại lớn nhất cần lưu tâm chính là đợt bùng dịch COVID-19 thứ năm đang diễn ra, nhất là với sự xuất hiện của biến chủng Omicron có tốc độ lây lan mạnh. 

Khi các điều kiện cơ bản cải thiện, nhóm phân tích kỳ vọng Việt Nam sẽ lấy lại đà tăng trưởng vững vàng trong năm 2022, viết nên một câu chuyện tăng trưởng toàn diện tươi đẹp. Dự báo tăng trưởng năm 2022 sẽ tăng lên mức 6,5%.

Mặc dù vậy, trở ngại lớn nhất cần lưu tâm chính là đợt bùng dịch COVID-19 thứ năm đang diễn ra, nhất là với sự xuất hiện của biến chủng Omicron có tốc độ lây lan mạnh. Sau khi giảm xuống còn 4.000 ca trong tháng 11, số ca nhiễm mới lại tăng trở lại, gần đây lên tới trên 20.000 ca. Không giống như thời điểm TP. HCM trở thành tâm dịch trong đợt bùng dịch thứ tư, các ca nhiễm mới chủ yếu là do biến chủng Delta đã lây lan rộng khắp, từ Hà Nội và Hải Phòng ở miền Bắc tới miền Trung và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.

Điều đáng mừng là tình hình triển khai vắc-xin của Việt Nam đã tốt hơn trước rất nhiều, đủ để tránh phải áp dụng biện pháp giãn cách diện rộng như trước đây. Tính đến cuối năm 2021, Việt Nam đã tiêm đủ liều cơ bản cho 70% dân số và bắt đầu tập trung triển khai tiêm mũi bổ sung cho người dân. Các cơ quan chức năng ngành y tế đã rút ngắn thời gian cho phép tiêm mũi bổ sung từ sáu xuống còn ba tháng.

Chương trình tiêm chủng của Việt Nam đã bắt đầu tăng tốc từ tháng 10 năm ngoái, nghĩa là quý 1/2022 sẽ là giai đoạn trọng điểm phấn đấu hoàn thành tiêm mũi bổ sung. TP. HCM đã dẫn đầu cả nước trong việc triển khai tiêm bổ sung cho đối tượng ưu tiên từ đầu tháng 12 còn Chính phủ đặt mục tiêu hết quý 1/2022 cả nước phải hoàn thành chiến dịch tiêm mũi bổ sung. Vì vậy, thời điểm có thể gỡ bỏ các quy định hạn chế và mở rộng hoạt động đi lại quốc tế sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng ứng phó với đại dịch của Việt Nam.

Nói thêm về lạm phát. Trong khi nền kinh tế từng bước mở cửa trở lại, tác động do áp lực về giá lại diễn ra chậm hơn kỳ vọng khá nhiều. Lạm phát tháng 12 giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước, chênh lệch so với các mức dự báo (HSBC: 2,1%; Bloomberg: 2,3%; Prior: 2,1%). Kết quả này khiến lạm phát cả năm 2021 đạt mức 1,8%. Trong khi chi phí vận tải leo thang (+11% so với cùng kỳ năm trước) là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát, giá lương thực giảm một phần do hiệu ứng cơ sở thấp cộng thêm lạm phát do nhu cầu yếu đã cùng làm chậm tốc độ gia tăng lạm phát từ năm 2015 tới nay. Khi các hoạt động kinh tế trở lại bình thường trong năm 2022, chúng tôi kỳ vọng áp lực về giá sẽ bắt đầu có tác động nhưng mức độ phải trong tầm kiểm soát.

Vì thế, dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ tăng 2,7% vào năm 2022, thấp hơn mức trần 4% của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Trong bối cảnh lạm phát ít khả năng là một mối bận tâm lớn của NHNN trong năm 2022, tình hình thị trường bất động sản có thể thu hút nhiều sự quan tâm hơn.

Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp

Liên quan bài viết

Bài tiếp

NÊN XEM